Rôm sảy là vấn đề về da từ rất lâu đời, vậy nên có nhiều cách điều trị rôm sảy tại nhà cho trẻ. Bạn có thể lựa chọn cách truyền thống hoặc cách hiện đại tùy vào tình trạng của vùng da bị tổn thương. Một số biện pháp giúp làm dịu da trẻ, một số khác giúp cơ thể trẻ luôn mát mẻ và một số cách giúp giảm viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cho dù bạn chọn cách nào cho trẻ thì điều quan trọng là tránh không để trẻ được gãi, bởi gãi có thể khiến da bị kích ứng hơn, cảm giác ngứa hơn và có thể bị bội nhiễm.
Việc tắm mát cho trẻ vừa giúp cơ thể sạch sẽ, hết mồ hôi lại vừa giúp làm dịu làn da trẻ, giữ cho cơ thể trẻ mát mẻ. Khi làn da được tắm mát, lỗ chân lông thông thoáng hơn, giảm sự bít tắc và viêm nhiễm. Hãy đảm bảo lau khô người trẻ sau khi tắm, tránh để da ẩm ướt sẽ tăng nguy cơ kích ứng.
Cách điều trị rôm sảy cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi: pha 0,5 lít nước với 4 lần ấn vòi Diệp An Nhi, dùng khăn để lau hỗn hợp nước tắm Diệp An Nhi đã được pha loãng lên vùng da bị rôm sảy của trẻ. Sau khi lau xong, bạn tiếp tục tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi theo tỷ lệ thông thường.
Phương pháp này lành tính và đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi nước tắm thảo dược được các công ty dược phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng mà bộ Y tế quy định.
Để da lành lại và rôm sảy không tái phát, cần tránh để trẻ đổ mồ hôi quá nhiều và không nên cho trẻ ở trong môi trường không khí ẩm ướt. Cần tạo ra không khí khô thoáng, mát mẻ bằng cách bật quạt hoặc điều hòa không khí.
Điều cần thiết để da lành nhanh là tránh cho trẻ mặc những bộ quần áo dễ gây kích ứng da hoặc làm cho mồ hôi đổ nhiều hơn. Bạn nên chọn cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát, có khả năng hút ẩm và không gây kích ứng da như chất cotton.
Chườm lạnh là biện pháp điều trị rôm sảy tại nhà cho trẻ khá hiệu quả bởi khăn lạnh giúp làm giảm cơn đau, làm dịu da và giảm kích ứng do rôm sảy.
Bột lúa mạch có khả năng giảm ngứa và giảm viêm rất tốt. Chính vì thế nên nó có thể trở thành biện pháp điều trị rôm sảy tại nhà cho trẻ em và một số phát ban khác.
Bạn chỉ cần cho ½ cốc yến mạch vào chậu nước ấm và cho trẻ ngâm mình khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể tạo hỗn hợp sệt trộn yến mạch với nước để thoa lên da trẻ. Tuy nhiên cách này nên dùng cho trẻ từ 5 tuổi, da trẻ không quá nhạy cảm. Không nên dùng khi khu vực da bị tổn thương trầy xước.
Baking soda (natri bicarbonat) là một nguyên liệu được dùng trong nấu ăn nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng. Baking soda có khả năng làm dịu làn da bị ngứa. Chính vì thế đây có thể trở thành biện pháp điều trị rôm sảy tại nhà cho trẻ hiệu quả.
Bạn có thể thêm 2 muỗng canh baking soda vào chậu nước ấm và cho bé ngâm mình khoảng 10-20 phút.
Nha đam có khả năng chống viêm và là chất khử khùng có thể làm mát da và ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này có thể sẽ giúp làm dịu khu vực da bị sưng và đau. Bạn có thể tìm kiếm các loại gel lô hội để giúp vùng da bị rôm sảy của bé bớt khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên bôi bất cứ gì lên da trẻ khi da bị trầy xước mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu vùng da bị rôm sảy không có biến chứng, không nhiễm trùng thì chỉ sau 2-3 ngày là các nốt phát ban sẽ biến mất kể từ khi bạn bắt điều điều trị tại nhà cho trẻ.
Tốc độ khỏi bệnh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các nốt phát ban cũng như việc bạn sử dụng các cách điều trị rôm sảy tại nhà cho trẻ. Nếu sau hai ngày, tình trạng của trẻ trở nên tồi tệ hơn thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
Trong một số trường hợp việc điều trị rôm sảy tại nhà không hiệu quả có thể gây ra các biến chứng, lúc này bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhiễm trùng bạn cần lưu ý:
Bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu dưới đây:
Vì rôm sảy xảy ra khi cơ thể trẻ quá nóng và đổ nhiều mồ hôi nên cách tốt nhất để ngăn ngừa rôm sảy. Mố số biện pháp phòng ngừa rôm sảy mà bạn có thể sử dụng khi hè tới: