Hăm tã là hiện tượng da bị kích ứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đóng tã thường xuyên. Trong bài viết này, Diệp An Nhi sẽ chia sẻ thêm thông tin nguyên nhân hăm tã, các loại hăm tã, cách điều trị cũng như cách phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chắc hẳn lần đầu tiên khi nhìn thấy những nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ quanh khu vực quấn tã của bé bạn sẽ có chút lo lắng và băn khoăn không biết tại sao da bé lại bị tổn thương như vậy. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, đa phần việc đóng tã sẽ khó phòng tránh hăm tã hoàn toàn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho dù bạn đã rất cẩn thận. Trong một thời điểm nào đó, trẻ sẽ vẫn bị hăm tã và đó như là một phần của công cuộc tã bỉm.
Tình trạng da trẻ bị kích ứng tại khu vực đóng tã như mông, bẹn, đùi trong, bộ phận sinh dục…và vấn đề khó tránh của trẻ đóng tã. Tuy nhiên, với những thông tin dưới đây bạn có thể phòng tránh tối đa hăm tã ở trẻ và giúp giảm đau đớn, thúc đẩy quá trình chữa lành cho trẻ.
Trẻ nào cũng có thể bị hăm tã nhưng không phải nốt hăm tã nào cũng giống nhau. Có một số loại hăm tã phổ biến mẹ cần lưu ý:
Phòng tránh hăm tã là cách điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn kem chống hăm tã an toàn cho trẻ. Cách thoa kem chống hăm tã cũng rất quan trọng.
Có loại kem chống hăm tã dạng thuốc mỡ, bạn có thể thoa lớp kem lên mông bé sau khi vệ sinh vùng đóng tã để ngăn ngừa hăm tã hoạc làm dịu vết phát ban đang có. Tuy nhiên nếu bạn thoa kem khi da bé chưa khô hẳn, độ ẩm dưới lớp kem sẽ khiến bé dễ bị hăm tã hơn hoặc tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.
Phấn rôm dạng bột trước đây được sử dụng rất nhiều, nhưng ngày nay bác sĩ khuyến cáo không nên dùng vì chúng gây bít tắc lỗ chân lông. Bột mịn của phấn rôm có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.
Không chỉ có các loại thuốc mỡ điều trị hăm tã, bạn có thể giúp làm dịu da trẻ nhanh chóng bằng một số cách đơn giản và an toàn như:
Hăm tã ở trẻ do nhiều yếu tố kết hợp với nhau. Nếu mẹ nhận diện rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp phòng tránh hăm tã cho trẻ.
Đa phần trẻ bị hăm tã đều do tã bẩn khiến nước tiểu hoặc phân tiếp xúc lâu với da gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Sự ẩm ướt là nguyên nhân hàng đầu làm cho mông trẻ và các khu vực lân cận bị hăm.
Khi làn da mềm mỏng của trẻ bị cọ xát bởi mép tã, bỉm hoặc bị cọ với nhau sẽ gây kích ứng, ra nhiều mồ hôi và phát ban tã.
Môi trường ẩm ướt thích hợp để nấm men phát triển và đây cũng là một trong những thủ phạm gây hăm tã cho trẻ. Đặc biệt khi trẻ uống kháng sinh hoặc do sữa mẹ có chứa kháng sinh làm tăng nguy cơ tiêu chảy và nhiễm trùng nấm men.
Sữa tắm, khăn ướt lau một lần, tã, bỉm, quần áo…đều có thể chứa các chất gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ và gây ra hăm tã.
Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sữa mẹ mà trẻ bú và điều này cũng làm thay đổi thành phần phân của trẻ, thay đổi về độ đặc cũng như tần suất đi tiêu của trẻ. Điều tương tự cũng xảy ra khi trẻ chuyển từ chế độ bú mẹ hoàn toàn sang ăn thức ăn đặc hơn và phong phú hơn. Và tất cả những gì mới lạ ở phân có thể khiến vùng da ở khu vực đóng tã của trẻ bị kích ứng và hăm tã.
Bạn có thể nhầm lẫn hăm tã ở trẻ sơ sinh với các loại phát ban khác hay không? Dấu hiệu để bạn dễ dàng phân biệt phát ban tã với các tổn thương da khác là phát ban tã thường có màu đỏ, sưng tấy xung quanh hoặc trên bộ phận sinh dục, bẹn và đùi dưới của trẻ và có thể lan rộng ra phía ngoài vùng đóng tã. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể thấy xuất hiện mụn nhọt, mụn nước hoặc các vết loét mưng mủ.
Trẻ bị hăm tã thường đau đớn nên quấy khóc hoặc cáu gắt khi thay tã hoặc rửa ráy vùng đóng tã.
Để giữ cho làn da của trẻ luôn khỏe mạnh, mịn màng, tốt nhất bạn nên tìm cách để phòng tránh hăm tã cho trẻ. Đây cũng là cách hiệu quả để chữa và ngăn ngừa hăm tã tái phát. Bạn có thể thử một số cách dưới đây của Diệp An Nhi:
Đây là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất giúp phòng tránh hăm tã cho trẻ hiệu quả. Tã lót sạch và khô ráo là điều cần thiết bởi vì khi da trẻ ẩm ướt quá lâu, tiếp xúc với nước tiểu và phân trong thời gian dài sẽ dễ dàng bị kích ứng. Chính vì thế ngay cả khi trẻ không quấy khóc đòi thay tã, bạn hãy thay tã cho trẻ ngay khi biết tã ướt hoặc bẩn. Cho dù trẻ không tiểu, tiêu thì bạn cũng nên thay tã định kỳ cho trẻ 2 tiếng/ lần để giữ cho khu vực đóng tã luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
Nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi không chỉ là biện pháp giúp chữa lành da trẻ khi bị hăm tã mà việc tắm hàng ngày cũng như vệ sinh vùng đóng tã thường xuyên bằng Diệp An Nhi cũng là cách phòng tránh hăm tã cho trẻ hiệu quả. Các thành phần thảo dược tự nhiên không gây kích ứng da, khô da cho trẻ như các loại chất tẩy rửa chứa xà phòng, không làm tổn thương da trẻ. Đặc biệt hơn, dược tính trong các loại thảo dược còn giúp phòng ngừa vi khuẩn, nấm men, virus…giúp bảo vệ da của trẻ.
Hiện nay có rất nhiều loại nước tắm thảo dược trẻ em trên thị trường, tuy nhiên Diệp An Nhi chứa các thảo dược như: chè xanh, ngải cứu, kim ngân, sài đất, một số loại tinh dầu giữ ấm và đặc biệt là thành phần nano berberin – siêu kháng khuẩn và aquaxyl – siêu dưỡng ẩm cho trẻ.
Vệ sinh tay sạch sẽ vừa giúp tránh lây lan vi trùng cho da trẻ gây hăm tã vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Sau khi làm sạch khu vực đóng tã, bạn có thể để mông trần cho trẻ được thoáng khí trước khi đóng tã mới. Cố gắng để da trẻ thở khoảng 10 phút một lần để da luôn khô ráo.
Tã quá chật sẽ gây cọ xát vào làn da mềm mỏng của trẻ gây kích ứng và nứt nẻ. Bạn hãy chọn cho trẻ những chiếc tã vừa với trẻ và rộng một chút trong thời gian trẻ bị hăm tã.
Cố gắng tránh tối đa việc sử dụng các loại sản phẩm tiếp xúc với da bé có chứa hương liệu hóa học, chất tẩy mạnh, chất bảo quản hóa học tổng hợp, chất tạo bọt hóa học tổng hợp…Đó có thể là các loại khăn lau, sữa tắm, nước lau nhà, nước giặt quần áo…
Thay vì dùng khăn ướt, bạn hãy rửa cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi và dùng khăn mềm để lau khô.
Tắm nhiều quá sẽ gây khô da trẻ, tuy nhiên việc vệ sinh thân để hàng ngày cho trẻ là điều cần thiết. Bạn có thể tắm hàng ngày cho trẻ bằng nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi để tránh kích ứng da cũng như giữ da trẻ luôn sạch sẽ, mát mẻ.
Đôi khi những loại tã siêu thấm hút lại gây ra phát ban tã nhiều hơn. Nếu bạn thấy trẻ bị hăm, hãy thử đổi sang một loại tã khác thoáng mát hơn cho trẻ. Và điều quan trọng vẫn là thay tã cho trẻ thường xuyên.
Hăm tã là hiện tượng hoàn toàn phổ biến và bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bạn lo lắng về các nốt phát ban này, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa, đặc biệt trong các trường hợp dưới đây:
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi và tư vấn với bạn về cách chăm sóc da trẻ khi bị hăm tã cũng như cách phòng tránh hăm tã cho trẻ hiệu quả.