fbpx
Diep An Nhi

9 Bệnh răng miệng ở trẻ em thường khiến bố mẹ phải lo lắng

15/08/2023 10 Xem

Thời thơ ấu rất thú vị, có bao điều để trẻ khám phá về cuộc sống và những món ăn hấp dẫn như: kem, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… Tuy nhiên, sự quyến rũ của những thực phẩm này lại là nguyên nhân chính gây ra bệnh răng miệng ở trẻ em. Không chỉ có vậy, tuổi thơ với những trò chơi hiếu động cũng khiến răng miệng trẻ bị chấn thương và làm đau đầu không biết bao nhiêu bậc phụ huynh.

Bệnh răng miệng ở trẻ em cũng giống như người lớn nhưng chúng gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng và cuộc sống của trẻ bởi những chiếc răng sữa thường yếu hơn răng vĩnh viễn. Tình trạng răng bị mất hoặc các bệnh về răng miệng ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại hậu quả nghiêm trọng khi trẻ lớn, chúng khiến những chiếc răng sau này phát triển kém và lệch lạc.

Việc quan tâm và hiểu biết về bệnh răng miệng ở trẻ sẽ giúp bạn phòng tránh những yếu tố nguy cơ. Đó là lý do bạn nhất định không thể bỏ qua 9 vấn đề răng miệng ở trẻ và cách ngăn ngừa mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây nhé!

1. Bệnh răng miệng ở trẻ đầu tiên là sâu răng

Sâu răng là hiện tượng nhiễm khuẩn của răng do axit làm răng bị ăn mòn và mô bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu của sâu răng ở trẻ nhỏ là bởi trẻ ăn nhiều đồ ngọt nhưng đánh răng chưa đúng cách và không có sự giám sát của bố mẹ.

Chất lượng men răng của một số trẻ kém hơn bình thường cũng làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.

Để phòng ngừa bệnh về răng miệng ở trẻ liên quan đến sâu răng, phụ huynh cần giúp con vệ sinh răng ngay từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện và hướng dẫn cũng như giám sát trẻ đánh răng khi lớn hơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo chắc chắn rằng mảng bám, thức ăn thừa không còn sót lại trong kẽ răng. Việc lựa chọn kem đánh răng cho trẻ cũng hết sức quan trọng, bạn có thể cân nhắc cho bé dùng kem đánh răng chứa lượng fluor vừa đủ để răng chắc khỏe hơn.

Vệ sinh răng để giảm nguy cơ mắc bệnh về răng miệng ở trẻ em không đơn giản chỉ là đánh răng mà chúng còn bao gồm cả việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn và dùng nước súc miệng sau khi đánh răng với mục đích chắc chắn rằng các kẽ răng đã sạch hoàn toàn.

Trong trường hợp trẻ bị sâu răng, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để được loại bỏ phần sâu và trám răng bằng composite cứng.

2. Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm có thể do bẩm sinh nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân như: sâu răng, thay răng vĩnh viễn, men răng bị mòn, trẻ có thói quen nghiến răng, miếng trám răng bị vỡ….
Cho dù nguyên nhân răng nhạy cảm là gì thì bệnh về răng miệng ở trẻ liên quan đến men răng cũng khiến trẻ bị đau nhức và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như: chán ăn, mất tập trung, trẻ bé có thể quấy khóc.

Nếu răng trẻ nhạy cảm do sâu răng hoặc mòn men răng thì bạn có thể giúp trẻ phòng ngừa giống như các cách mà chúng tôi đã nêu ở trên và đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để giải quyết triệt để nguyên nhân, ngăn chặn nguy cơ răng trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp trẻ có thói quen nghiến răng, bạn cần giúp trẻ từ bỏ tật xấu này để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng trẻ trong tương lai.

3. Chấn thương răng miệng

Chấn thương là bệnh răng miệng ở trẻ mang tính chất khẩn cấp và chúng có thể xảy ra bất kể lúc nào trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ chơi thể thao, đánh nhau với bạn bè, chị em hoặc ngã xe, vấp ngã…đều có nguy cơ gây ra chấn thương răng miệng khiến răng bị sứt mẻ, gãy, nứt, thậm chí phải nhổ bỏ hoàn toàn răng vĩnh viễn.

Việc phòng ngừa các tai nạn không dễ dàng bởi bạn khó có thể kiểm soát trẻ 100% khi trẻ đã lớn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn để hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn. Với trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên theo sát con mỗi khi ra ngoài và không bao giờ rời mắt khỏi trẻ dưới 2 tuổi.

4. Viêm nướu và các bệnh liên quan đến nướu răng

Viêm nướu cũng là bệnh răng miệng ở trẻ khá phổ biến chứ không phải chỉ xảy ra với người lớn như nhiều bố mẹ lầm tưởng.

Trẻ có thể bị viêm nướu trong lúc mọc răng hoặc răng sâu và nó được biểu hiện bằng tình trạng nướu sưng đỏ, dễ chảy máu mỗi khi trẻ sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng. Trẻ vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến bệnh nướu răng trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến tụt nướu và sưng viêm.

Bệnh về nướu có thể phòng tránh được nếu mẹ giúp trẻ vệ sinh răng và khoang miệng đúng cách. Bạn nên hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa và đánh răng hàng ngày. Cạo nhẹ lưỡi bằng dụng cụ chuyên biệt hoặc mặt sau của bàn chải hay gạc rơ lưỡi đều giúp làm sạch lưỡi, loại bỏ vi khuẩn, nấm, và bệnh liên quan đến nướu.

Bạn nên đưa trẻ tới nha sĩ để lấy cao răng định kỳ cũng như phát hiện sớm tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.

5. Chỉnh nha

Ngày xưa chúng ta thường thắc mắc tại sao diễn viên điện ảnh hoặc người dân phương Tây có những bộ răng đều và đẹp. Giờ đây trẻ em Việt Nam cũng dễ dàng sở hữu một hàm răng lý tưởng nhờ công nghệ chỉnh nha hiện đại. Thực tế cho thấy rất hiếm trẻ có được hàm răng thẳng tắp, trắng đẹp hoàn hảo nếu không có sự can thiệp của nha sĩ. Trẻ em đa phần thường gặp phải một số vấn đề khiến răng không đẹp như: răng mọc lệch, khớp cắn hở, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, răng mọc chen chúc…. nguyên nhân có thể do di truyền, do kích thước hàm răng của trẻ và do răng mọc lẫy.

Để con yêu của bạn có hàm răng thẳng tắp và khỏe mạnh, bạn nhớ đưa trẻ tới gặp nha sĩ định kỳ để được tư vấn và chỉnh nha đúng thời điểm vàng.

6. Mút ngón tay cái quá nhiều gây ra bệnh răng miệng ở trẻ

Nếu không can thiệp sớm thì thói quen mút ngón tay cái hoặc sử dụng núm vú giả của con bạn sẽ gây ra các bệnh răng miệng ở trẻ em. Có thể hành động mút này giúp trẻ ngoan hơn và cảm thấy yên tâm khi còn nhỏ. Nhưng để nó phát triển khi trẻ qua giai đoạn chập chững biết đi thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con bạn.

Hiện tượng cắn hở, tức là hai hàm răng của trẻ không chạm vào nhau xảy ra do thói quen mút ngón tay cái hoặc do trẻ ngậm núm vú khi đã lớn và mọc nhiều răng. Không chỉ gây ra khó khăn khi cắn, khớp cắn hở còn tác động tiêu cực đến khả năng nói của trẻ.

7. Nghiến răng

Thói quen nghiến răng, đặc biệt là nghiến răng khi ngủ sẽ làm mòn men răng của trẻ và dẫn đến tình trạng sâu răng hoặc khiến răng trở nên nhạy cảm.

Là một trong những bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ, nghiến răng là hiện tượng xảy ra khi trẻ cảm thấy khó chịu ở hàm khi răng mọc và thông thường sẽ tự hết sau khi răng mọc lên. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ kéo dài cho đến khi lớn và điều này trở này mối nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai.

8. Hôi miệng

Hôi miệng cũng được coi là một trong những bệnh răng miệng ở trẻ em khá phổ biến và nó có thể trở thành mãn tính. Hôi miệng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em và nguyên nhân chính là do vi khuẩn trong miệng gây ra. Vi khuẩn trong miệng chúng ta ăn những thức ăn thừa còn sót lại trong miệng và tạo ra hydro sunfua có mùi hôi và thường xảy ra vào buổi sáng. Mẹ ần lưu ý, nếu trẻ bị hôi miệng suốt cả ngày thì đó có thể là do trẻ bị viêm nướu hoặc sâu răng hay tưa lưỡi.

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng và các bệnh răng miệng ở trẻ em. Ngoài ra, một số bệnh về tiêu hóa hoặc bệnh mãn tính như viêm xoang, tiểu đường cũng khiến chúng ta bị hôi miệng.

Đảm bảo răng miệng trẻ được vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa hôi miệng. Mẹ có thể sử dụng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi có tẩm dịch chiết thảo dược để làm sạch khoang miệng bé, loại bỏ mảng bám, cặn sữa, ngăn chặn nấm miệng và các vi khuẩn có hại trong miệng trẻ.

Bài viết liên quan: Những thói quen gây hôi miệng ở trẻ

9. Rụng răng sữa có phải là bệnh răng miệng ở trẻ không?

Rụng răng sữa là một trong những mốc phát triển của trẻ. Chiếc răng đầu tiên lung lay có thể sẽ khiến trẻ sợ hãi xen lẫn tò mò và thú vị. Thông thường, răng nào mọc trước sẽ rụng trước, và đó sẽ là những chiếc răng cửa. Răng sữa mất đi, răng trưởng thành xuất hiện và thường có xu hướng to hơn, vàng hơn.

Đa phần trẻ rụng răng cửa khi 6 tuổi và thay răng hàm khi 10-12 tuổi. Đến khi 13 tuổi trẻ sẽ có đủ 28 chiếc răng vĩnh viễn và lúc này bố mẹ có thể tiến hành chỉnh nha cho trẻ nếu thấy cần thiết.

Răng sữa rụng không quá đau đớn nhưng nếu trẻ bị mọc lẫy, nghĩa là răng vĩnh viễn mọc trước khi răng sữa lung lay thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được xử lý.

Trên đây là 9 bệnh răng miệng ở trẻ em mà bố mẹ cần tham khảo để có thể giúp trẻ phòng tránh và điều trị. Tốt nhất, phụ huynh nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ từ bé để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai.

 

Xem thêm: