fbpx
Diep An Nhi

Triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ

28/05/2022 31 Xem

Nếu bạn nhận thấy da trẻ khô, đỏ và gây ngứa thì có thể con bạn đã bị chàm (viêm da dị ứng). Đây là vấn đề về da phổ biến nhưng không lây ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ có thể kiểm soát được nếu bạn tìm ra đúng tác nhân kích hoạt gây bùng phát chàm.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh chàm

Bệnh chàm là gì là trông như nào?

Bệnh chàm là hiện tượng da trẻ bị khô, có màu đỏ, nổi mụn và gây ngứa. Chàm cũng là một loại bệnh viêm da, nó làm mất đi lớp dầu bảo vệ da. Điều này khiến cho da của trẻ trở nên bị nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và nhiễm trùng.

Bệnh chàm không phải là một bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ nếu không được kiểm soát. Trẻ bị bệnh chàm không có nghĩa là da trẻ bị bẩn, tắm không kỹ. Bệnh chàm là bệnh mãn tính nhưng có thể điều trị giúp giảm triệu chứng và tránh những đợt bùng phát.

Bệnh chàm thường xảy ra ở đâu?

Trẻ có thể bị chàm tại bất kỳ vị trí nào trên da. Tuy nhiên trẻ chủ yếu bị chàm ở mặt, các nếp gấp da như cổ, khuỷu tay, đầu gối…

Ai có nguy cơ mắc bệnh chàm?

Bệnh chàm thường bắt đầu từ khi trẻ 2 tháng tuổi và ở mọi lứa tuổi. Ai cũng có thể mắc bệnh chàm, tuy nhiên bé nhà bạn có nguy cơ cao hơn nếu gia đình bạn có ai đó bị bệnh chàm, cơ địa dị ứng.

Bệnh chàm có gây đau rát không?

Bệnh chàm không khiến trẻ đau đớn như viêm da tiếp xúc hoặc gây cảm giác bỏng rát nhưng bệnh chàm gây ra cảm giác ngứa vô cùng khó chịu, trẻ sẽ bứt rứt chỉ muốn gãi thật mạnh dẫn đến trầy xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Nguyên nhân của bệnh chàm

Bệnh chàm là một loại viêm da dị ứng xảy ra do sự kết hợp của quá trình kích hoạt hệ thống miễn dịch, di truyền, tác nhân môi trường và căng thẳng thần kinh.

  • Hệ thống miễn dịch của bạn: nếu trẻ bị chàm, cơ thể trẻ sẽ phản ứng quá mức khi gặp các chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng dù nhỏ. Và chính phản ứng thái quá này tạo ra những đợt bùng phát chàm.
  • Di truyền: trẻ sẽ có khả năng cao bị chàm nếu gia đình bạn có tiền sử bị viêm da hoặc bị dị ứng như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa, dị ứng thức ăn. Ngoài ra có thể do sự thay đổi nào đó trong gen khiến bạn bị mất đi protein giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
  • Môi trường: trong môi trường có rất nhiều thứ có thể khiến da của trẻ bị kích ứng như bụi bẩn, khói thuốc lá, những chất gây ô nhiễm, chất tẩy rửa, không khí khô hanh cũng khiến da trẻ bị khô và ngứa, nhiệt độ cao khiến trẻ đổ mồ hôi và làm cho tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn.
  • Căng thẳng: tinh thần căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến bệnh chàm của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ

Một số triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ chúng ta thường gặp như:

  • Da khô.
  • Trẻ ngứa.
  • Da có màu đỏ.
  • Xuất hiện các vết sần.
  • Da có vảy.
  • Da sần sùi.
  • Sưng tấy.

Một số triệu chứng khác thường kèm theo khi bạn bị chàm:

  • Viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh hen suyễn.
  • Suy nhược.
  • Mất ngủ.
  • Căng thẳng.

Ảnh hưởng của thời tiết tới bệnh chàm

  • Bệnh chàm chịu tác động khá rõ của thời tiết. Đa phần trẻ sẽ bùng phát chàm vào mùa đông, khi độ ẩm thấp, không khí khô và thời tiết lạnh. Lúc này da của trẻ khô, bong tróc khiến trẻ càng ngứa ngáy, gãi trầy xước dẫn đến chảy máu, đau đớn.
  • Nhiệt độ cao, độ ẩm cao lại khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều, làm cho tình trạng ngứa ngáy cơ thể trẻ ngày càng trầm trọng hơn.

Chẩn đoán bệnh chàm

Để chẩn đoán bệnh chàm, ban đầu bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ nhỏ bằng cách quan sát, xem xét kỹ làn da trẻ. Họ sẽ tìm kiếm các vết mẩn đỏ và khô tại cổ hoặc các vùng nếp gấp của da.

Khi đã có nghi ngờ trẻ mắc bệnh chàm, bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Kiểm tra dị ứng da thông qua xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân phát ban không do viêm da.
  • Sinh thiết da để phân biệt chàm với các loại viêm da khác.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như:

  • Vết chàm của trẻ nằm ở vị trí nào?
  • Bạn đã từng thử điều trị bệnh chàm cho trẻ chưa?
  • Trẻ có từng bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh gì khác không?
  • Gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh chàm không?
  • Bạn có tắm cho trẻ bằng nước nóng quá không?
  • Bạn có biết điều gì khiến các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ trở nên tồi tệ không?
  • Trẻ có ngứa nhiều đến mức khó ngủ và quấy khóc không?

Điều trị bệnh chàm

Việc điều trị bệnh chàm khá khó khăn bởi đây là bệnh mãn tính do di truyền nên sẽ theo trẻ suốt đời. Tuy nhiên, nếu bạn nhận ra được nguyên nhân của những đợt bùng phát chàm thì bạn có thể giúp trẻ kiểm soát chúng, phòng tránh các triệu chứng của chàm.

Bạn cần theo dõi tất cả những đợt bùng phát chàm ở trẻ, nhận biết những tác nhân trẻ gặp phải trước đó như: môi trường, thời tiết, hóa chất, sự căng thẳng để ghi lại phải phòng tránh những đợt bệnh tiến triển nghiêm trọng về sau này. Mục đích của việc phòng tránh này là để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng da và các đợt bùng phát trong tương lai.

Một số mẹo giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ:
  • Mùa đông khi không khí hanh khô, bạn cần sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để da trẻ không bị khô.
  • Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc, căng thẳng thì bạn cần tìm cách dỗ trẻ bởi tâm lý không tốt sẽ khiến tình trạng chàm càng trở nên tồi tệ.
  • Tắm hàng ngày cho trẻ với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi có chứa aquaxyl giúp giữ ẩm cho da và thành phần nano berberin giúp da kháng khuẩn, không bị bội nhiễm đồng thời làm dịu các vết chàm, giảm ngứa.
  • Không tắm cho trẻ bằng nước nóng, chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải.
  • Dưỡng ẩm da trẻ hàng ngày sau khi tắm bằng kem dưỡng dịu nhẹ cho dù trẻ không ở giai đoạn bùng phát. Nếu trẻ đang trong thời kỳ bùng phát, bạn có thể thoa kem nhiều lần trong ngày. Việc làm này sẽ giúp da trẻ luôn giữ được độ ẩm cần thiết trên da.
  • Giặt quần áo cho trẻ bằng các loại nước giặt dịu nhẹ dành riêng cho da nhạy cảm.
  • Kiểm tra nhiệt độ phòng để có thể duy trì nhiệt độ và độ ẩm ở mức tốt nhất cho da trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo mềm mại, thoáng mát từ chất cotton, tránh các loại vải len, vải từ polyester vì chúng có thể gây kích ứng da.
  • Thay tã thường xuyên cho trẻ, ngay cả khi trẻ đang không trong thời kỳ bùng phát bệnh.
  • Không để trẻ gãi gây trầy xước da.
  • Trong trường hợp trẻ ngứa nhiều, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ chứa steroid, thuốc dị ứng (thuốc kháng histamin).
  • Sử dụng liệu pháp quang trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là cách mà bác sĩ sử dụng các đèn có tia UVB để điều trị.

Tất cả các phương pháp điều trị đều không thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của chàm ở trẻ. Nếu trẻ quá ngứa, gãi quá nhiều dẫn đến nhiễm trùng hoặc trẻ có biểu hiện sốt, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
Có những thời điểm bệnh chàm biến mất được gọi là thời kỳ thuyên giảm, tuy nhiên nếu gặp tác nhân kích hoạt thì chàm có thể bùng phát. Chính vì vậy bạn cần phải kiểm soát để tránh các yếu tố nguy cơ.

Phòng tránh bùng phát triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ

Với một số mẹo dưới đây, bạn có thể phòng tránh chàm cho trẻ:

  • Tạo thói quen chăm sóc và dưỡng ẩm da cho trẻ bằng cách tắm hàng ngày với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi và thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các chất tẩy mạnh như nước lau sàn, nước giặt, xà phòng.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm thay vì nước nóng.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều hoặc uống nhiều nước mỗi ngày bởi nước sẽ giúp giữ ẩm cho làn da của trẻ.
  • Tránh để trẻ quá nóng và đổ mồ hôi.
  • Tránh để trẻ gãi.
  • Không nên để trẻ ăn một số đậu phộng có thể gây dị ứng như: trứng, sữa, đường và chú ý đến các triệu chứng bùng phát chàm sau khi trẻ ăn các thực phẩm trên.

Với những mẹo trên, Diệp An Nhi hy vọng bạn sẽ giúp bạn chăm sóc trẻ bị chàm đúng cách để tránh những đợt bùng phát và kéo dài thời kỳ thuyên giảm của bệnh.

Xem thêm: