fbpx
Diep An Nhi

7 Tác nhân gây bùng phát chàm sữa ở trẻ

28/10/2023 5 Xem

Tác nhân gây bùng phát chàm sữa đôi khi ở rất gần trẻ và không có vẻ gì là nguy hiểm. Nhưng bạn hãy cảnh giác với những thủ phạm ẩn danh này để tránh làn da bị chàm của con bạn bị tổn thương.

Nếu liệt kê hết những tác nhân gây bệnh hoặc những yếu tố khiến bệnh chàm bùng phát thì chắc sẽ phải mất cả trang giấy. Chúng có thể là bụi bẩn, thành phần trong mỹ phẩm, các chất tẩy rửa, quần áo, thực phẩm… Mặc dù một số tác nhân gây bùng phát chàm sữa không rõ ràng và sự ảnh hưởng của nó khác nhau đối với mỗi trẻ nhưng dưới đây là những gì bạn nhất định phải tránh để bé yêu tiếp xúc:

1. Nến và chất làm mát không khí có thể là tác nhân gây bùng phát chàm

Chúng ta đều biết nước hoa và hương liệu trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân là yếu tố nguy cơ nổi tiếng gây ra các phản ứng dị ứng với da. Bạn có thể chủ động tránh tất cả hóa mỹ phẩm có hương thơm nhân tạo đó nhưng bạn không thể ngờ rằng chúng có thể ẩn nấp tại những nơi tưởng chừng như vô hại. Đó là nến và chất làm mát không khí.

Nến, đặc biệt là nến thơm chứa một số hóa chất gây kích ứng và nó là yếu tố nguy cơ gây bùng phát chàm sữa ở trẻ trong mùa đông. Bạn muốn một chút hơi ấm cho những ngày lạnh giá cũng như muốn không gian thơ mộng, lung linh nhưng chúng lại có thể khiến em bé của bạn gặp phải các vấn đề liên quan đến chàm sữa. Vậy nên hãy dẹp ý tưởng dùng nến thơm sang một bên trước khi phải chứng kiến con bạn khổ sở chiến đấu với các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ.

2. Bệnh do virus

Bệnh do virus không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà nó còn là yếu tố nguy cơ khiến những trẻ mắc bệnh chàm sữa gặp khá nhiều rắc rối. Mẹ đừng chủ quan khi thấy trẻ chỉ hắt hơi sổ mũi, chính những dịch mũi của trẻ có thể gây ra phản ứng da xung quanh mũi và miệng.

Virus herpes tạo ra các vết nhiệt miệng cũng có thể là tác nhân gây bùng phát chàm sữa ở trẻ và để lại biến chứng nguy hiểm còn được gọi là chàm herpeticum. Lúc này, nhiễm trùng da xảy ra trên diện rộng và chúng có thể ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể.

3. Côn trùng

Một vết muỗi đốt chưa chắc đã làm bạn lo lắng nhưng nếu đây là làn da bị chàm sữa của con bạn thì có thể sẽ là vấn đề nghiêm trọng. Dù là muỗi hay bất kỳ loài côn trùng nào cắn cũng có nguy cơ trở thành tác nhân gây bùng phát chàm sữa ở trẻ bởi lúc này cơ thể sẽ tiết ra các chất gây dị ứng và dẫn đến viêm da.

Ngay cả đối với những loại côn trùng không cắn người nhưng chúng vẫn làm tăng khả năng xuất hiện những đợt bùng phát chàm sữa bởi những thứ mà nó thải ra. Mạt bụi cũng giống côn trùng, chúng nhỏ li ti và chỉ ăn da chết. Tuy nhiên mạt bụi sống trên giường, đệm, thảm, rèm cửa…và phân của chúng là tác nhân gây bùng phát chàm cũng như một số bệnh liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay…

Để giúp trẻ tránh được những phiền phức do chàm, bạn hãy đảm bảo luôn vệ sinh ga trải giường, thảm và những đồ dùng từ vải cũng như giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ.

4. Tắm quá nhiều cũng là tác nhân gây bùng phát chàm

Tắm hàng ngày là điều bình thường nhưng nếu vì trẻ vận động mà bạn tắm cho trẻ quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến lượng dầu tự nhiên trên da trẻ mất đi dẫn đến da khô và dễ xuất hiện các triệu chứng của chàm. Nếu con bạn có cơ địa chàm thì việc lựa chọn một sản phẩm tắm từ thảo dược lành tính như Diệp An Nhi là điều cần thiết. Hãy thay thế sữa tắm từ hóa chất bằng các loại nước tắm thảo dược để giảm thiểu sự mất nước trên da trẻ đồng thời hạn chế nguy cơ kích ứng da. Ngoài ra, nước tắm thảo dược còn có khả năng kháng viêm, giúp phòng tránh biến chứng chàm bội nhiễm.

Ngay cả việc rửa tay hàng ngày, dù rất tốt để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nhưng nó lại khiến tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ dẫn đến bùng phát bệnh chàm. Bản thân làn da của trẻ mắc bệnh chàm đã không còn được khỏe mạnh và được bảo vệ giống như những đứa trẻ khác. Tốt nhất bạn nên tìm kiếm loại nước rửa tay không chứa chất tẩy rửa mạnh, sử dụng nước ấm vừa và nhớ thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi trẻ rửa tay.

1. Ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt, chàm sữa, viêm da/ 2. Kháng khuẩn 3. Chống viêm 4. Giữ ẩm và làm mềm da 5. Làm dịu hăm nẻ, hăm tã, khô da 6, Phù hợp cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi

5. Đồ trang sức

Bạn có thể muốn đeo một chiếc dây chuyền bạc cho con yêu của mình nhưng hãy cẩn thận bởi nếu bạc pha với niken hay những kim loại khác thì có thể trở thành tác nhân gây bùng phát chàm.
Không chỉ đồ trang sức, một chiếc kẹp tóc hay chiếc khuy cài áo có pha niken cũng khiến con bạn gặp phải rắc rối bởi những triệu chứng của chàm. Da trẻ sẽ đỏ, khô, ngứa và viêm.

6. Thực phẩm có tính axit

Thực phẩm cũng là tác nhân gây bùng phát chàm đáng lo ngại, đặc biệt là những loại có tính axit như: dâu tây, cà chua, họ nhà cam quýt.

Ngoài ra một số loại thức ăn như: đường hóa học, thịt chế biến sẵn, trứng, sữa, một số hải sản… cũng gây bùng phát chàm và các bệnh liên quan đến dị ứng.

7. Các chất liệu vải là tác nhân gây bùng phát chàm phổ biến

Một số loại vải và chất liệu giữ nhiệt có thể khiến da bị kích ứng và là nguyên nhân gây ra những rắc rối liên quan đến tình trạng chàm sữa ở trẻ. Tốt nhất bạn chỉ nên cho trẻ mặc quần áo hoặc sử dụng những đồ dùng từ chất liệu vải cotton, lụa hoặc tre nguyên chất vì chúng lành tính, an toàn với làn da chàm vốn đã bị tổn thương.

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến ai nấy đều phải đeo khẩu trang, trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Nhưng chính những chiếc khẩu trang lại trở thành tác nhân gây bùng phát chàm sữa mà đôi khi chúng ta quên đề phòng.

Để giảm thiểu khả năng gây kích ứng của khẩu trang, mẹ nhớ rửa mặt mũi trẻ thật sạch và thoa kem dưỡng ẩm trước khi đeo khẩu trang. Mẹ cần lựa chọn khẩu trang vừa vặn với khuôn mặt trẻ, tránh quá lỏng hoặc quá chặt. Nên để trẻ sử dụng khẩu trang từ vải cotton và giặt chúng sạch sẽ bằng nước giặt dịu nhẹ sau khi sử dụng để loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn, virus và tế bào chết.

Bài viết liên quan: Nước tắm thảo dược – giải pháp cho những vấn đề về da bé

 

Xem thêm: