fbpx
Diep An Nhi

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu, xử lý như thế nào?

20/09/2021 38 Xem

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm nếu không biết cách điều trị đúng và kịp thời. Theo thống kê, rất nhiều trẻ sơ sinh phải nhập viện cấp cứu do bị tiêu chảy nặng khi cha mẹ không biết cách xử lý và gây nên những biến chứng khó lường cho trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức để nhận biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì? 

Vấn đề đại tiện ở mỗi trẻ không giống nhau bởi lượng sữa được bú và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của mỗi bé đều khác biệt. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị đi ngoài vẫn có những biểu hiện để nhận biết dễ dàng. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang đại tiện bình thường mà cha mẹ có thể quan sát:

  • Khi vừa mới sinh bé sẽ đại tiện phân su, màu xanh đậm và không có mùi trong 2-3 ngày đầu.
  • Trẻ sơ sinh được bú mẹ đại tiện 5-6 lần/ngày. Phân mềm hoặc lỏng có màu vàng hoặc cam.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài đại tiện ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Phân mềm có màu xanh xám, vàng hoặc nâu, khoảng 1-3 lần/ngày.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy số lần đi ngoài sẽ nhiều hơn mức bình thường. Phân của trẻ ở dạng lỏng hoặc là nước. Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị đi ngoài cha mẹ cần chú ý như: Trẻ đi ngoài có bọt, tóe nước, màu sắc phân thay đổi, phân nhầy hoặc có máu, có mùi thối.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy số lần đi ngoài sẽ nhiều hơn mức bình thường
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy số lần đi ngoài sẽ nhiều hơn mức bình thường

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có một số các nguyên nhân chủ yếu gây nên tiêu chảy ở trẻ như sau:

Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng nhiễm trùng do virus Rota, vi khuẩn Salmonella hoặc ký sinh trùng Giardia gây ra. Biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột thường đi ngoài phân lỏng, nước và kèm theo nôn mửa, sốt…

Dị ứng thực phẩm

Đối với những trẻ bú sữa mẹ, trẻ có thể bị dị ứng với các thức ăn chứa nhiều protein dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các thành phần dễ gây kích thích đường ruột. Mẹ nên có một chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian cho con bú, hạn chế các đồ ăn không lành mạnh để hạn chế việc đi ngoài của trẻ. 

Một số sữa công thức có chứa protein cũng là nguyên nhân gây cho trẻ tiêu chảy. Mẹ nên lựa chọn những loại sữa ít thành phần gây dị ứng hơn cho bé.

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần. 

Một số nguyên nhân khác

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của kháng sinh…

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Hướng dẫn xử lý tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tiêu chảy kéo dài rất nguy hiểm tới tính mạng bởi cơ thể trẻ sẽ bị mất nước và chất điện giải rất nhanh. Nhận thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ kịp thời để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm. 

Để trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi chăm sóc bé tại nhà:

Đối với trẻ đang bú mẹ

Vì tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước nên mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn để bù chất dinh dưỡng và nước kịp thời trong thời gian bé bị tiêu chảy. Sữa mẹ chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa do đó tăng cường cho bé bú mẹ sẽ cải thiện hệ tiêu hóa của bé tốt hơn.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi

Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể áp dụng uống các loại nước bù điện giải hiệu quả khi bị tiêu chảy như:

  • Nước gạo lứt rang: Rang 1 nắm gạo lứt nhỏ không vo, sau đó đun lấy nước cho trẻ uống.
  • Nước cà rốt và gạo rang: Rang cà rốt và gạo cho thơm rồi nấu lấy nước uống.
  • Oresol: Pha theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.

Trên đây là bài viết về trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hi vọng chúng tôi đã cung cấp đủ các thông tin cần thiết về cách xử lý cho cha mẹ khi con yêu gặp phải vấn đề này.

Xem thêm: