fbpx
Diep An Nhi

Làm thế nào để điều trị xước măng rô ở trẻ

15/11/2022 37 Xem

Khi tay trẻ xuất hiện những mẩu da nhỏ xung quanh móng tay và chúng nhô ra lởm chởm và sần sùi thì đó gọi là xước măng rô. Hiện tượng này hiếm khi xảy ra ở móng chân của trẻ. Xước măng rô khiến trẻ khó chịu nhưng không gây đau đớn nếu mẹ biết cách xử lý. Trong bài viết này, Diệp An Nhi chia sẻ với mẹ cách điều trị xước măng rô ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị xước măng rô

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị xước măng rô như: da khô, da bị nứt nẻ và đa phần hiện tượng này xảy ra trong mùa đông khi không khí khô hanh.

Bất kỳ nguyên nhân nào gây khô da đều khiến trẻ bị xước măng rô hơn. Ví dụ khi bạn tắm cho trẻ bằng nước nóng quá, hoặc sử dụng các loại nước rửa tay, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh. Ngay cả khi trẻ bơi trong hồ bơi với chất khử trùng clo cũng sẽ dễ dàng bị khô da. Ngoài ra việc trẻ cắn móng tay hoặc mẹ cắt móng tay cho trẻ sai cách cũng có thể khiến xước măng rô ở trẻ xảy ra thường xuyên hơn.

Xước măng rô ở trẻ không chỉ gây khó chịu mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu trẻ tiếp tục cắn hoặc dùng tay xé tạo ra vết thương hở.

Điều trị xương măng rô ở trẻ

Để điều trị xước măng rô ở trẻ hiệu quả, bạn không chỉ cần làm một số việc có ích mà còn tuyệt đối không nên làm những việc khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn.

Đứng hàng đầu trong những việc không nên làm chính là xé hoặc cắn móng tay. Bạn cần chú ý ngăn ngừa điều này ở trẻ. Hãy đeo bao tay cho trẻ vào mùa đông. Điều này vừa tránh da bị khô lại vừa phòng ngừa trẻ cắn hoặc xé da xung quanh móng tay. Việc cắn xé những mảnh da này sẽ làm rách vùng da lân cận gây chảy máu cũng như tạo vết thương hở cho vi khuẩn nấm xâm nhập.

Để điều trị và loại bỏ xước măng rô một cách an toàn, bạn cần xử lý theo các bước sau:

  • Rửa tay cho trẻ sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Làm mềm mảnh da xước măng rô bằng nước ấm với xà phòng dịu nhẹ hoặc thoa kem dưỡng móng lên tay trẻ theo chuyển động tròn. Bạn chờ 10 phút để da quanh móng mềm ra.
  • Sử dụng bấm móng tay chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để cắt bỏ phần xước măng rô của trẻ. Bạn chỉ nên cắt phần da chết bên ngoài, tránh cắt vào phần da sống bên dưới. Cắt bỏ sạch các phần da chết càng nhiều càng tốt để không còn mảnh da nào nhô ra khỏi móng tay của trẻ.
  • Nếu không may bạn cắt vào da sống hoặc trẻ cắn hay xé làm chảy máu thì bạn cần rửa sạch tay trẻ bằng nước, bôi betadine sát khuẩn và chút thuốc mỡ kháng khuẩn, sau đó băng nhẹ nhàng để vết thương không bị nhiễm khuẩn và chóng lành.
  • Sau khi cắt hết xước măng rô, bạn thoa kem dưỡng ẩm tay cho trẻ. Việc dưỡng ẩm da trẻ thường xuyên là điều cần thiết dù trẻ có bị xước măng rô hay không.

Triệu chứng xước măng rô ở trẻ

Xước măng rô là tổn thương rất nhỏ ở quanh móng tay nhưng lại gây ra sự khó chịu đáng kể cho trẻ. Thật khó tin nhưng lý do là bởi xước măng rô xảy ra ở gốc của móng tay hoặc hai bên móng tay, nơi đây có nhiều đầu dây thần kinh và mạch máu. Nếu xước măng rô của trẻ bị sưng và bị viêm thì nó sẽ gây áp lực lên các đầu dây thần kinh và làm cho trẻ đau đớn hơn.

Dưới đây là những triệu chứng xước măng rô ở trẻ mà bạn có thể dễ dàng nhận biết:

  • Một miếng da nhỏ nhô ra từ kẽ 2 bên móng tay.
  • Xuất hiện nốt mẩn đỏ dọc them 1 bên hoặc phía dưới của móng tay.
  • Bên cạnh móng tay sưng tấy.
  • Trẻ cảm thấy đau hoặc khó chịu ở khu vực móng tay.
  • Nếu xước măng rô bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy xuất hiện mủ.

Chăm sóc da tay và móng tay trẻ để ngăn ngừa xước măng rô

Để ngăn ngừa xước măng rô ở trẻ, bạn cần chăm sóc da tay và móng tay trẻ một cách cẩn thận với các mẹo sau:

  • Chính bởi xước măng rô xuất hiện khi da tay trẻ bị khô nên điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần giữ ẩm cho tay trẻ để chúng luôn mềm mịn, không bị khô, nứt. Thay vì dùng các chất tẩy rửa mạnh, bạn có thể tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi dịu nhẹ, rửa tay cho trẻ bằng nước rửa tay thảo dược. Khi thời tiết khô hanh, bạn nên thường xuyên dưỡng ẩm da tay cho trẻ bằng các loại kem dưỡng ẩm không chứa hương thơm nhân tạo.
  • Luôn đeo bao tay cho trẻ trong mùa đông.
  • Không cắt lớp da chết cho trẻ mà hãy ngâm chúng trong nước ấm và đẩy chúng trở lại bằng dụng cụ riêng.
  • Nếu trẻ hay cắn móng tay, bạn có thể thoa một chất gì đó có vị đắng lên móng tay để trẻ không còn cắn.

Khi nào bạn cần đưa trẻ tới khám bác sĩ

Điều quan trọng khi trẻ bị xước măng rô là mẹ cần phải điều trị nhanh chóng và phòng tránh nhiễm trùng. Nếu tay trẻ bị nhiễm trùng, mẹ có thể mua betadine để sát trùng và bôi thuốc kháng sinh cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sau một tuần tình trạng của trẻ không cải thiện mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

Xem thêm: