fbpx
Diep An Nhi

Trẻ mọc răng sốt trên 38.5 độ có nguy hiểm không?

27/01/2023 1 Xem

Khi trẻ nhỏ mọc răng có thể gặp các biểu hiện như sưng nướu, ngứa ngáy, hay quấy khóc và sốt. Tuy nhiên, tình trạng sốt trên 38.5 độ ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ mọc răng có thể dễ nhầm lẫn với dấu hiệu sốt trong nhiễm khuẩn, bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ làm rõ câu hỏi: Trẻ mọc răng bị sốt có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc về trẻ bị sốt khi mọc răng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt do mọc răng?

Để phân biệt rõ dấu hiệu sốt của bé là do đang mọc răng hay do bệnh lý khác thì cha mẹ cần chú ý quan sát một số biểu hiện đi kèm khi trẻ mọc răng. Cụ thể:

  • Sốt khoảng 38 độ: Trong thời kỳ mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ khoảng 38 đến 38.5 độ và tình trạng này xuất hiện trong vòng 2-3 ngày cho đến khi răng nhú ra hoàn toàn.
  • Nướu, lợi sưng đau, ngứa ngáy: Răng khi mọc sẽ phải đâm qua nướu để nhú ra, điều này làm cho nướu và lợi của bé bị sưng, đau và khó chịu. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu đó, các bé thường cho tay vào miệng cắn và gặm các đồ vật nhỏ xung quanh. Chính vì nướu, lợi sưng đau nên bé thường quấy khóc hơn mọi ngày đi kèm với biểu hiện chán ăn.
  • Chảy nước miếng nhiều hơn: Trong suốt thời kỳ mọc răng sữa, bé sẽ xuất hiện tình trạng chảy dãi thường xuyên và có thể kéo dài tới vài tháng hoặc 1-2 năm.
Các thói quen mút tay, mút đồ chơi làm tăng vi khuẩn khoang miệng

Khi cha mẹ thấy bé bị sốt và đi kèm với hai dấu hiệu ở trên thì hãy nghĩ tới nguyên nhân đầu tiên là do trẻ đang mọc răng. Nếu trẻ sốt hơn 38 độ kèm theo tình trạng ho, sổ mũi có dịch vàng xanh hay bị tiêu chảy thì cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trẻ mọc răng sốt trên 38,5 độ có nguy hiểm không?

Nhiều người bảo rằng tình trạng sốt ở trẻ đang mọc răng là dấu hiệu bình thường và không cần quá lo lắng. Vậy trẻ mọc răng sốt trên 38.5 độ có nguy hiểm không? Nếu bé sốt cao hơn thì cần đưa đi gặp bác sĩ hay không? Để giải đáp các thắc mắc trên, cha mẹ cần hiểu về nguyên nhân gây sốt ở trẻ đang mọc răng.

Thực chất, mọc răng không phải nguyên nhân chính làm cho trẻ bị sốt như mọi người vẫn hay nghĩ. Nhiệt độ của trẻ thường cao hơn so với người lớn, khoảng 37 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên trên 38 độ C thì được coi là sốt và cần được hạ nhiệt. Và nguyên nhân khiến cho bé bị sốt khi mọc răng là do vi khuẩn tấn công vào vùng nướu, lợi đang bị sưng và dẫn đến nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt nhẹ nhưng vẫn có thể bú mẹ bình thường và không có các biểu hiện nguy hiểm thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà và dùng các biện pháp hạ nhiệt, kháng khuẩn đơn giản. Còn khi bé xuất hiện các biểu hiện như: tiêu chảy, nôn, ho và sổ mũi có dịch nhầy xanh vàng, phát ban,… hoặc sốt tăng cao hơn 39 độ C, thì cha mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.

Phân biệt trẻ sốt 38.5 độ do bệnh lý và trẻ sốt bình thường

Sau 6-12 tháng đầu, hệ miễn dịch của trẻ trở nên kém hơn và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thời gian này trùng khớp với giai đoạn mọc răng của trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vùng nướu bị sưng. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và bé vẫn có thể sinh hoạt, vui chơi như bình thường.

Trong trường hợp bé bị sốt do nhiễm trùng sẽ có biểu hiện nặng hơn. Và có thêm các dấu hiệu nghiêm trọng như: Phát ban không rõ nguyên nhân, tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày, ho – sổ mũi có dịch xanh vàng, nôn mửa, bỏ bú mẹ, co giật,… Khi nhận thấy một trong các triệu chứng cho, cha mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc tại nhà, hãy đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và theo dõi kịp thời.

Dấu hiệu đặc trưng giúp phân biệt trẻ sốt mọc răng bình thường và sốt bệnh lý

Những dấu hiệu sốt ở trẻ sơ sinh mọc răng cha mẹ cần lưu ý

Tình trạng sốt nhẹ ở trẻ đang mọc răng là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động để chống lại các tác nhân gây hại như bệnh lý hoặc vi khuẩn. Khi đó, cha mẹ cần xác định được nguyên nhân gây sốt và ngăn không cho tình trạng này trở nên nặng hơn. Để làm được điều đó, che mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau:

  • Quấy khóc, chán ăn: Việc quấy khóc thường xuyên và chán ăn do nướu sưng đau sẽ khiến bé của bạn bị mệt mỏi, thậm chí giảm miễn dịch cơ thể. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm bé nhiều hơn và chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đảm bảo giấc ngủ và dinh dưỡng cho bé.
  • Cắn, mút tay, gặm đồ vật: Đây là dấu hiệu hay gặp nhất và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự nhiễm trùng nặng hơn ở trẻ. Các đồ vật hay bàn tay có chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng xâm nhập vào khoang miệng và chờ cơ hội để tấn công cơ thể. Để ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ cho bé, hạn chế gặm đồ vật khử trùng gặm nướu cho bé sử dụng.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sốt mọc răng cha mẹ bỏ túi ngay

Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ mọc răng bị sốt được các cha mẹ khác áp dụng như:

  • Uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ khi bé sốt trên 38 độ.
  • Sử dụng gạc rơ lưỡi: Việc dùng gạc rơ lưỡi không chỉ giúp vệ sinh răng miệng cho trẻ mà còn làm dịu, giảm sự khó chịu ở nướu. Mẹ có thể dùng gạc sạch rồi nhúng nước ấm hoặc nước dịch chiết rau ngót để vệ sinh cho trẻ. Để tiện lợi hơn, mẹ có thể mua gạc rơ lưỡi dùng một lần Diệp An Nhi đã được tẩm sẵn các thành phần kháng khuẩn, chống viêm. Khi vệ sinh, bạn có thể chà nhẹ lên phần nướu đang mọc răng để làm dịu cảm giác đau và ngứa ngáy.
  • Sử dụng bàn chải mềm: Khi bé khoảng 2 tuổi và mọc gần đủ răng sữa, mẹ có thể sử dụng bàn chải đánh răng mềm để vệ sinh răng miệng cho bé. Lựa chọn bàn chải có kích thước vừa phải, lông mềm và kem đánh răng an toàn, lành tính cho bé.
  • Sử dụng dụng cụ gặm nướu: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dụng cụ gặm nướu dành cho bé đang mọc răng với nhiều loại mẫu mã, chất liệu khác nhau. Mẹ nên chọn cho bé loại đeo tay, dễ cầm với chất liệu an toàn, không có mùi vị.
  • Lưu ý vấn đề khử trùng các dụng cụ như: núm ti giả, gặm nướu, bình sữa cho bé thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tích tụ.

Trên đây là các thông tin về dấu hiệu, các phân biệt và lưu ý chăm sóc cho cha mẹ có bé bị sốt 38.5 độ khi mọc răng. Tình trạng sốt mọc răng ở trẻ nhỏ không nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi sát sao và quan tâm đến bé hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh có con nhỏ trong thời kỳ mọc răng và giúp bé trưởng thành mạnh khỏe.

Xem thêm: