Cha mẹ cần hiểu biết về bệnh nấm lưỡi ở trẻ và ngăn ngừa các khả năng dẫn đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ giúp trẻ phòng tránh bệnh nấm lưỡi một cách tốt nhất. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sẽ làm cản trở khả năng cảm nhận hương vị thức ăn của bé. Điều này khiến bé chán ăn, bỏ bú. Chính vì vậy, các vị phụ huynh phải luôn giữ lưỡi và khoang miệng của bé luôn sạch sẽ. Để trẻ có thể cảm nhận được mùi vị các món ăn tốt nhất cũng như chăm sóc, xử lý đúng đắn khi lưỡi trẻ bị nấm. Nếu bị thì phải phát hiện sớm để tránh gây các biến chứng xấu của bệnh.
Cha mẹ cần phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách sau khi cho bé ăn. Thường dùng nước lọc để cho bé uống giúp làm sạch khoang miệng và lưỡi sau khi ăn (có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% để súc miệng). Với các bé sơ sinh, cần dùng gạc mềm và sạch, thấm nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi cho bé.
Với các bé lớn hơn,thì cha mẹ phải hướng dẫn bé cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn. Không nên cho con ăn vặt đồ ngọt để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở lưỡi con phát triển. Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa của bé trước và sau khi trẻ bú. Để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nên thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho trẻ. Ở trẻ lớn hơn, tập cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, cần chú ý xúc miệng và đánh răng kỹ hơn, nhất là đối với trẻ thích ăn nhiều đồ ngọt.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là do nấm Candida Albicans (Nấm Candida vốn kí sinh trong khoang miệng trẻ và có ở 0,5-20% trẻ em khỏe mạnh, bình thường chúng không gây hại cho cho đến khi có điều kiện thuận lợi thì chúng phát triển nhanh gây bệnh nấm lưỡi) thường xuất hiện ở trẻ em yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Khi trẻ không uống nước súc miệng sau khi bú hoặc ăn xong thì sẽ dễ phát triển nấm. Ở các bé lớn không đánh răng sau khi ăn, thường xuyên ăn ngọt, hay ăn đêm khiến nấm có môi trường thuận lợi phát triển gây bệnh.
Trẻ có nguy cơ nhiễm nấm lưỡi cao khi sức đề kháng cơ thể trẻ suy giảm hoặc trẻ bị lây nhiễm từ nguồn bên ngoài:
Trẻ có thói quen thường xuyên bú sữa bình hoặc dùng chung đồ dùng với trẻ bị nhiễm nấm: Có nguy cơ nhiễm nấm từ trẻ khác vì trẻ có thói quen ngậm mút đồ vật khiến vi nấm bám lại trên đó và xâm nhập vào miệng trẻ không mắc bệnh.
Những bé bị HIV, ung thư… có sức đề kháng kém, bị suy giảm cũng thường bị nấm lưỡi rất nặng.
Bệnh nấm lưỡi có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh cũng có một số triệu chứng điển hình để cha mẹ hoặc bác sĩ có thể phát hiện ra. Giai đoạn đầu, nấm miệng không có những triệu chứng đáng chú ý ( Bệnh chỉ là những chấm trắng nhỏ ở đầu lưỡi).
Thậm chí, những mảng trắng ấy còn lan xuống cổ, thực quản gây viêm phổi, tiêu chảy. Các dấu hiệu xuất hiện đột ngột, nhưng cũng có thể tồn tại trong một thời gian dài. Trẻ có cảm giác rất đau, rát lưỡi và gai lưỡi sưng đỏ. Môi và da miệng trở nên khô, có thể xuất hiện các vết nứt ở khóe miệng trong trường hợp nặng. Hơi thở trẻ có mùi hôi do nấm tiết ra những chất thải .
Tổn thương nặng thì có thể bị khó nuốt hoặc cảm thấy thực quản đang mắc kẹt trong cổ họng (tổn thương có thể lan xuống thực quản). Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú do đau rát ở lưỡi, đau tăng khi ăn uống và trẻ dẫn đến sốt nhẹ nếu có nhiễm trùng.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ tuy lành tính, nhưng vì thế không chủ quan mà cha mẹ tự dùng thuốc cho trẻ mà đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách. Phụ huynh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ tránh gây tổn thương và biến chứng của bệnh nấm lưỡi. Bên cạnh việc điều trị theo thuốc bác sĩ kê để điều trị bệnh thì vẫn phải lưu ý một số điểm như sau:
Bệnh nấm lưỡi đều có biểu hiện nhẹ nhưng nếu không điều trị bệnh nấm lưỡi một cách kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả khó lường, có thể kể đến như viêm miệng đỏ, viêm miệng hoại thư, …
Viêm miệng đỏ là một trong những biến chứng hay gặp phải của bệnh nấm lưỡi ở trẻ làm miệng trẻ có nốt ban đỏ tràn lan khắp niêm mạc miệng hoặc khu trú từng mảng ở vùng miệng, ở lưỡi, lợi, môi quanh phía trong má. Sẽ khiến trẻ có cảm giác khô, khó chịu, nóng ở vùng miệng. Nếu trẻ đang còn bú, thì sẽ làm trẻ bị đau khi bú làm trẻ bỏ bú nên thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể.
Viêm miệng hoại thư là biến chứng hay xảy ra ở những trẻ nhỏ với yếu, sức đề kháng bị suy giảm, thể trạng suy nhược. Có thể gây loét hoại thư má và sang cả xương hàm. Bệnh xảy ra sau khi trẻ mắc các bệnh siêu vi trùng như sởi, không vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ, kiêng cữ thái quá. Nếu để bệnh lâu, nấm có thể di chuyển vào hệ tiêu hóa và phổi, gây các biến chứng viêm phổi hoặc rối loạn tiêu hóa cho trẻ.