Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh khi mắc thủy đậu nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não… Trẻ sơ sinh bị thủy đậu phải làm sao? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc? Đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Diệp An Nhi tìm hiểu nhé!
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus có tên Varicella Zoster gây ra. Có đến 90% số người chưa tiêm phòng vaccine thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, xuân và đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị virus xâm nhập nhất do hệ miễn dịch còn non yếu.
Virus gây bệnh thủy đậu có thể truyền nhiễm một cách nhanh chóng qua đường hô hấp khi người bệnh ho, sổ mũi hoặc hắt xì mà người lành vô tình hít phải. Ngoài ra, thủy đậu dễ lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ các ban bóng nước. Người mắc thủy đậu có thể truyền nhiễm cho người khác từ hai ngày trước khi phát ban và cho đến khi nốt mụn se lại, tạo thành sẹo. Khi tiếp xúc với virus Varicella Zoster, phải cần khoảng 10-21 ngày mới phát bệnh.
Nếu trẻ sơ sinh bị thủy đậu, cha mẹ cần giữ bé tránh xa những bé khác chưa bị bệnh hoặc chưa tiêm phòng vaccine thủy đậu để tránh gây lây lan bệnh.
Như đã nói ở trên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền, một người bị thủy đậu nói, hắt hơi, xì mũi, ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài không khí rất dễ khiến người khác hít vào.
Thời gian ủ bệnh thuỷ đậu ở trẻ em đến lúc phát bệnh là khoảng 1-2 tuần. Sau đó bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, tùy vào từng trẻ và từng mức độ mà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, mụn nước xuất hiện rất nhanh chóng trong vòng từ 12-24 giờ, có thể nổi toàn thân.
Mụn nước có kích thước từ 1-3mm, dịch trong, trong những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hoặc nhiễm khuẩn mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Trẻ sơ sinh bị thuỷ đậu thường sốt nhẹ, ăn uống kém hoặc nôn trớ. Bệnh thường kéo dài 5-10 ngày tùy từng trường hợp. Nếu không biến chứng các nốt mụn nước sẽ khô dần, bong vảy.
Nếu không điều trị kịp thời cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
Khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần được phát hiện sớm nhằm cách ly và có hướng chăm sóc đúng cách tránh những biến chứng của bệnh. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu đạt hiệu quả cần kết hợp với một số chế độ chăm sóc đúng cách.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh thủy đậu để giúp cơ thể của bé tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh. Tiêm phòng vaccine thủy đậu được áp dụng đối với các độ tuổi như sau:
Hiệu quả của vaccine có tác dụng lâu dài, nếu đã được tiêm chủng thì đại đa số từ 80-90% trẻ em có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên cũng còn khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ với rất ít nốt mụn và thường không bị biến chứng.
Kết luận: bệnh thủy đậu là bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại biến chứng nếu như không được thăm khám và chăm sóc tốt. Vì thế khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu thì các bậc cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị.