fbpx
Diep An Nhi

Tìm hiểu lý do trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt và đâu là cách xử lý HIỆU QUẢ

19/03/2021 91 Xem

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là hiện tượng cảnh báo về một số bệnh lý ngoài da. Cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có các biện pháp xử lý bệnh kịp thời, tránh gây hậu quả xấu tới sức khỏe của trẻ. Nổi mẩn đỏ tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ mang lại cho bé sự khó chịu và quấy khóc vì ngứa ngáy. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra nguyên nhân cũng như biện pháp để xử lý mẩn đỏ ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Bé nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là các bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Trẻ 2 tuổi bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt không phải là hiếm nên cha mẹ cần hết sức lưu ý khi con nhỏ đang trong độ tuổi này.

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Trẻ dị ứng thuốc của mẹ thông qua tia sữa

Khi mẹ đang trong quá trình cho con bú nhưng sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm hoặc thuốc có chứa steroid có thể gây ảnh hưởng tới bé. Trong thuốc chứa nhiều hoạt chất có thể truyền từ mẹ sang con thông qua tia sữa khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như mỗi đốt ở chân hoặc tay.

Trẻ dị ứng thuốc của mẹ thông qua tia sữa
Trẻ dị ứng thuốc của mẹ thông qua tia sữa

Trẻ mọc răng

Trong thời gian mọc răng, trẻ thường tiết nhiều nước dãi hơn. Vì vậy, vùng da quanh miệng, má, cằm và cổ bé nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khi tiếp xúc với nước dãi, tạo điều kiện ẩm ướt sẽ có thể gây phát ban.

Trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng

Mụn kê toàn thân

3 tuần tuổi là độ tuổi trẻ bị mụn kê phổ biến nhất. Nhiều trẻ bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt ở mặt như trán, má, thái dương có thể là dấu hiệu quả mụn kê. Mụn kê không phải do bụi bẩn mà hình thành, chính vì vậy cha mẹ không nên tự  ý bôi thuốc để tránh làm mụn lan rộng hơn.

Mụn kê toàn thân
Mụn kê toàn thân

Trẻ bị dị ứng với thực phẩm và hóa chất

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non nớt nên khi gặp các tác nhân bên ngoài trẻ bị mẩn ngứa và bị kích ứng da rất dễ. Nhiều trẻ bị dị ứng với thức ăn, thời tiết, phấn hoa và hóa chất sau khi ăn và tiếp xúc vài phút hoặc vài giờ.

Khi trẻ bị dị ứng thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt kèm theo triệu chứng ngứa ngáy. Để biết rõ hơn con bị dị ứng với cái gì, cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ chẩn đoán ra nguyên nhân và đưa ra cách xử lý thích hợp.

Trẻ bị dị ứng với thực phẩm và hóa chất
Trẻ bị dị ứng với thực phẩm và hóa chất

Mề đay mẩn ngứa

Trẻ khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc bị sốt sẽ thường bị nổi mề đay mẩn ngứa. Các nốt mẩn ngứa như nốt muỗi đốt và gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Những vùng da tổn thương này có màu đậm và hơi sưng phồng. Nổi mề đay ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hại như sốc phản vệ, phù mao mạch, khó thở do bị tắc đường thở. Khi phát hiện con bị mề đay, cha mẹ hãy đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn về cách điều trị sớm nhất, tránh để bệnh phát triển thành mãn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh
Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, bé bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt còn có thể do các trường hợp sau đây:

  • Ma sát với quần áo: Quần áo của trẻ có chất liệu dày cứng và ôm sát người có thể làm da bé nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
  • Côn trùng cắn: Côn trùng cắn có thể gây ra hiện tượng nổi sẩn, viêm đỏ, ngứa viêm loét hoặc nổi bọng nước do độc tố từ các loại côn trùng xâm nhập vào da.
  • Nhiễm giun sán: Giun sán xâm nhập vào cơ thể của trẻ, khi đó hệ miễn dịch có xu hướng phóng thích histamine vào niêm mạc da gây ngứa ngáy và nổi sẩn đỏ.

Cách xử lý mẩn đỏ ở trẻ hiệu quả

Để cải thiện tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, cha mẹ hay tuân thủ những điều cần chú ý như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé hàng ngày để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ. Đồng thời tắm cho bé cũng hạn chế tình trạng đổ nhiều mồ hôi, giúp trẻ hạ sốt và hạn chế viêm nhiễm.
  • Chườm khăn mát lên các vùng da nổi mẩn đỏ để giảm sưng nóng và kích ứng da.
  • Dùng tinh dầu khuynh điệp để tắm cho trẻ nhằm giảm ngứa và sát trùng, giảm viêm vùng da mẩn đỏ.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm lên vùng da nổi mẩn giúp làm dịu, giảm ngứa và sưng nóng cho bé.
  • Thay quần áo và tã lót cho trẻ thường xuyên, lựa chọn các loại chất liệu thoáng mát như cotton để thấm hút tốt. Nên cho bé mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên các vùng da thương tổn.
  • Cắt móng tay và đeo bao tay cho trẻ, tránh cho trẻ cào gãi lên vết mẩn ngứa.
  • Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, sữa…
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung nhiều trái cây, rau củ tươi để cân bằng điện giải.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như mỗi đốt thì là biểu hiện của bệnh hay chỉ là vết muỗi cắn thông thường. Diệp An Nhi hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về các bệnh ngoài da của bé để có thể phòng tránh và điều trị kịp thời.

Xem thêm: