‘‘Thứ nhất đau mắt thứ nhì đau răng’’ – Vấn đề liên quan đến sức khoẻ răng miệng của trẻ nhỏ luôn là một trong số những lý do hóc búa nhất đối với các bậc phụ huynh. Trong đó phải kể đến lớn nhất có lẽ là viêm, sưng lợi – điều mà hầu như bạn nhỏ nào cũng từng gặp phải. Lợi là một bộ phận quan trọng của răng miệng, đặc biệt là trẻ nhỏ .Trẻ em bị sưng lợi thường có dấu hiệu phồng to ở gần chân răng, đôi khi nhô ra ngoài hoặc thậm chí là che mất một phần của răng. Vậy nguyên nhân gây sưng lợi ở trẻ em là gì?
Hiện nay, phần lớn trẻ em chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng hay thậm chí chưa biết đánh răng đúng cách. Điều này khiến cho thức ăn có nguy cơ ‘‘mắc kẹt’’ trong kẽ răng, lâu ngày trở thành môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Hậu quả có thể gây sưng lợi, viêm nhiễm và chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, sử dụng bàn chải quá cứng cũng là nguyên nhân khiến lợi tổn thương.
Cha mẹ không kiểm soát tốt chế độ ăn phù hợp với con có thể khiến con thiếu hụt chất dinh dưỡng. Các vấn đề về lợi có thể xảy ra nếu không đảm bảo được lượng kẽm và một số vitamin quan trọng như vitamin C, K và B12.
Trong trường hợp trẻ nhỏ bị sưng lợi do bệnh lý, cha mẹ cần đưa con đi khám và điều trị thật sớm để không ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của trẻ.
Hiện nay, viêm lợi, sưng lợi đang trở nên vô cùng phổ biến với trẻ nhỏ. Bậc cha mẹ nên ‘‘bỏ túi’’ sẵn cho mình các phương pháp điều trị đúng cách cho các con.
Sử dụng nước muối ấm. Muối vừa tính kháng viêm, sát khuẩn tốt vừa là nguyên liệu có sẵn trong từng căn bếp. Đầu tiên, pha một lượng muối vừa phải vào cốc nước ấm, dùng để súc miệng sau các bữa ăn, ít nhất 2 lần 1 ngày nhằm giảm sưng lợi và chữa cơn đau răng.
Súc miệng bằng lá trầu không: Lá trầu không mang đặc tính ấm, có tác dụng chống viêm sưng đồng thời ức chế các chủng vi khuẩn, virus gây viêm lợi. Bước đầu nghiền nát hoặc vò nát khoảng 10 lá trầu không đã rửa sạch, đun sôi với một lượng nước vừa phải. Sau 10 phút tách lấy nước. Súc miệng 2-3 lần một ngày.
Nhai lá ổi non: Theo như nghiên cứu, trong lá ổi có chứa một lượng lớn tanin có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau lợi, ngăn chặn virus và tác nhân gây viêm lợi. Trước khi nhai cần rửa sạch và ngâm lá ổi trong nước muối. Sau đó cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ nhai lá ổi với một lượng muối vừa đủ, ngậm bã tại vị trí đau khoảng 10 phút mới nhổ ra và súc miệng bằng nước sạch. Ngoài nhai, cha mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách đắp lá ổi khoảng 20 phút với tần suất 3 lần 1 ngày.
Diệp An Nhiên luôn tự hào là một cánh tay đắc lực, một chuyên gia thông thái của cha mẹ trong con đường bảo vệ sức khoẻ răng nướu cho con nói chung và đẩy lùi sưng nướu nói riêng. Với bảng thành phần tự nhiên, mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé:
Chiết xuất rau ngót: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng tiết nước bọt và tiêu viêm.
Chiết xuất chè xanh: Tác dụng kháng khuẩn, làm sạch mảng bám, tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu nguy cơ gây trớ trong quá trình vệ sinh cho trẻ.
Chiết xuất cúc la mã: Hỗ trợ sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu viêm, khó chịu trong quá trình mọc răng của trẻ
Kẹo ong: mang tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên chống lại vi khuẩn gây các vấn đề về răng miệng, từ đó giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, ngừa sâu răng. Ngoài ra, keo ong còn giúp chống viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào tổn thương.
NaHCO3: giúp pH trong khoang miệng được cân bằng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Ngăn cản việc vi khuẩn gặp các thức ăn thừa “mắc kẹt’’ tại các kẽ răng.
Với bảng thành phần ‘‘xanh’’ như vậy, Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi phù hợp cho trẻ em từ trẻ sơ sinh trở lên, hỗ trợ vệ sinh hàng ngày nướu, ngăn ngừa các khả năng có thể gây ra viêm, sưng lợi. Đồng thời giúp nướu khoẻ, xoa dịu và làm giảm triệu chứng đau nướu khó chịu trong thời kì trẻ mọc răng
Trên đây, chúng mình đã đưa ra một số nguyên nhân, lưu ý và các phương pháp điều trị khi các con có hiện tượng sưng lợi. Hi vọng đây sẽ là một bài viết hữu ích đối với các bậc phụ huynh và đồng hành cùng ba mẹ trên quãng đường đẩy lùi các vế đề răng miệng của bé như viêm, sưng lợi.