fbpx
Diep An Nhi

Những loại thực phẩm không nên ăn khi bị nấm lưỡi mẹ cần biết

17/01/2023 28 Xem

Bị nấm lưỡi kiêng ăn gì, nên ăn gì là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi phát hiện con bị nấm lưỡi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những thực phẩm nên và không nên dùng khi trẻ bị tưa lưỡi.

Tại sao trẻ nhỏ thường bị nấm lưỡi?

Cơ thể con người có thể được ví như một hệ sinh thái thu nhỏ bởi nó là nơi trú ngụ của rất nhiều các loại vi sinh vật. Nhiều loại nấm sống trong và trên cơ thể con người, bao gồm cả một loại nấm tên Candida.

Nấm Candida thường được tìm thấy với số lượng nhỏ ở trong miệng, ruột và trên da người. Ở mức độ bình thường, nấm không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, khi nấm Candida bắt đầu phát triển và sinh sản quá mức sẽ gây bệnh nấm lưỡi.

Trong cơ thể tồn tại cả vi sinh vật “tốt” và vi sinh vật “xấu”. Bình thường các vi sinh vật “tốt” sẽ kiểm soát số lượng nấm Candida trong cơ thể, đảm bảo nấm không thể gây bệnh. Tuy nhiên, nếu có bất cứ biến cố nào, chẳng hạn như hệ miễn dịch suy yếu, nấm Candida sẽ lập tức sinh sôi rất nhanh chóng và gây ra tưa lưỡi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu ớt nên dễ bị nấm lưỡi hơn người lớn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiều đợt tưa miệng trong các năm đầu đời.

Các nguyên nhân tạo điều kiện cho nấm Candida sinh sản quá mức trong miệng trẻ:

  • Trẻ không vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Trẻ uống thuốc kháng sinh.
  • Chế độ ăn của trẻ không khoa học: ăn quá nhiều đường và carbs tinh chế.

Nếu nấm lưỡi không được điều trị đúng cách có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và gây nên các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Nấm lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số biểu hiện ở trẻ khi mắc bệnh nấm lưỡi

Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện sau khi bé đã mắc nấm lưỡi từ 2 đến 3 ngày. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh nấm lưỡi có thể kể đến như:

  • Miệng trẻ có các đốm màu đỏ, sưng nhẹ, chạm vào đau rát.
  • Các mảng màu trắng màu sữa hoặc ngả vàng bám trên lưỡi trẻ, có thể xuất hiện cả ở nướu và bên trong má.
  • Vùng da xung quanh miệng khô rát, nứt nẻ.
  • Trẻ nhỏ có cảm giác đau đớn khi nhai hoặc nuốt thức ăn.
  • Trẻ sơ sinh quấy khóc, bỏ bú sữa.
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi do kém ăn. Tâm trạng cũng có thể tệ hơn.

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy theo cơ địa của trẻ. Nếu nghi ngờ tình trạng nấm lưỡi của trẻ, cha mẹ có thể đưa con tới các cơ sở y tế để được xác định chính xác.

Những loại thực phẩm không nên cho bé ăn khi bị nấm lưỡi

Một số loại thực phẩm là thức ăn yêu thích của nấm Candida, giúp nấm sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn:

  • Đường và chất làm ngọt nhân tạo là thức ăn giàu dinh dưỡng nhất cho nấm Candida. Bé nên tránh ăn kẹo, bánh, siro hay nước ngọt chứa nhiều đường khi đang bị nấm miệng.
  • Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại trái cây nhiều đường như chuối, mía, nho và xoài bởi sẽ làm tình trạng nấm lưỡi nặng thêm.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, xôi, bánh mì. Các loại ngũ cốc có chứa gluten, bao gồm lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, kem sữa.
  • Các loại thực phẩm đóng hộp, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

Việc hạn chế các thực phẩm trên, đặc biệt là đường và sữa sẽ giúp nấm lưỡi ở trẻ nhanh khỏi hơn. Cha mẹ nên chú ý bổ sung cho con bằng nhiều loại thực phẩm khác để đảm bảo bữa ăn của trẻ luôn đầy đủ dinh dưỡng.

 Đường và các sản phẩm chứa đường là thức ăn yêu thích của nấm Candida - thủ phạm gây nấm lưỡi ở trẻ
Đường và các sản phẩm chứa đường là thức ăn yêu thích của nấm Candida – thủ phạm gây nấm lưỡi ở trẻ

Những loại thực phẩm trẻ nên ăn để nhanh khỏi bệnh nấm lưỡi

Các loại thực phẩm nên đưa vào thực đơn hàng ngày của trẻ để bệnh nấm lưỡi nhanh khỏi hơn:

  • Sữa chua: Sữa chua tuy chứa sữa nhưng đã trải qua quá trình lên men nên chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt. Các lợi khuẩn này sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật trong miệng trẻ, kiềm chế sự phát triển của nấm Candida.
  • Protein nạc, bao gồm thịt gà, cá và thịt nạc.
  • Các loại rau không chứa tinh bột như măng tây, bông cải xanh, giá đỗ, cà rốt, súp lơ, dưa chuột, cà tím, nấm, rau xà lách, cà chua và bí xanh.
  • Chất béo lành mạnh như bơ, trứng, các loại hạt và dầu ô liu nguyên chất.
  • Thực phẩm lên men như sữa chua và dưa cải bắp.
  • Trái cây ít đường như trái cây họ cam quýt, việt quất, dâu tây, kiwi, bưởi và dưa hấu.
  • Các loại ngũ cốc như kê, quinoa và cám yến mạch.
  • Chất làm ngọt như Stevia và xylitol.
Thịt gà là loại thực phẩm nên ăn khi bị nấm lưỡi

Cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ bị nấm miệng

Có 2 nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị nấm miệng, đó là: vệ sinh sạch sẽkhông cạo mảng trắng.

Môi trường sạch sẽ không phải là nơi lý tưởng cho nấm phát triển. Giữ gìn vệ sinh răng miệng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi tưa lưỡi hơn và hạn chế việc tái phát lại.

Các mảng trắng hay ngả vàng trong miệng bé thực chất chỉ là phần trên của nấm còn chân nấm đã ăn sâu vào trong miệng trẻ. Cạo các mảng bám này không giúp diệt nấm lưỡi mà còn làm nấm lây lan nhanh và mạnh hơn. Thậm chí khi cạo có thể để lại các vết xước trong miệng trẻ. Nấm Candida sẽ nhân cơ hội này để xâm nhập vào trong máu và lan đi khắp cơ thể và gây nên các biến chứng nghiêm trọng toàn thân.

Phương pháp phòng tránh cho bé nhà bạn mắc nấm lưỡi

Tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu áp dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phòng nấm lưỡi ở trẻ đang bú sữa mẹ:

  • Vệ sinh lưỡi, nướu, má trong, khoang miệng trên và dưới của trẻ bằng gạc rơ lưỡi sau mỗi lần trẻ bú sữa mẹ. Một khoang miệng sạch sẽ cản trở sự phát triển quá mức của nấm Candida.
  • Nếu mẹ cho bé bú sữa công thức hoặc sử dụng núm vú giả, hãy rửa kỹ núm vú và núm vú giả bằng nước nóng hoặc nước rửa chuyên dụng sau mỗi lần sử dụng. Bằng cách đó, nếu có nấm men trên núm vú hoặc núm vú giả thì cũng hạn chế được tình trạng tái nhiễm bệnh. Mẹ cũng nhớ bảo quản sữa và bình sữa đã chuẩn bị trong tủ lạnh để tránh nấm men phát triển.
  • Nếu mẹ thấy núm vú của mình bị đỏ và đau, rất có thể mẹ đã bị nhiễm nấm Candida, Lúc này mẹ và bé có thể lây truyền bệnh qua lại lại nhau khiến bệnh lâu hỏi hơn. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bôi thuốc mỡ chống nấm lên núm vú để điều trị đồng thời cùng con.
Rơ lưỡi cho bé bằng gạc sau mỗi lần bú sữa để ức chế sự phát triển của nấm lưỡi

Phương pháp phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ:

  • Đánh răng ngày 2 lần, sáng và tối. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và gạc răng miệng. Khám nha sĩ định kỳ 3 tháng 1 lần với trẻ nhỏ đang thời kỳ mọc răng.
  • Tránh dùng chung cốc và đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và thực hành một lối sống khoa học để hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều đường như kẹo ngọt, bánh ngọt, siro và nước ngọt có ga. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Nếu trẻ phải sử dụng các loại kháng sinh, cha mẹ hãy đảm bảo bé dùng đủ liểu, đủ thuốc và tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Nếu có người thân trong gia đình hoặc bạn bè của bé bị nấm, hãy cách ly với bé để ngăn ngừa lây nhiễm. Tuyệt đối không dùng chung đồ cá nhân, giặt đồ riêng và hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm nấm.

Hy vọng các kiến thức trong bài viết sẽ cung cấp cho cha mẹ một cái nhìn khoa học hơn về trẻ bị nấm lưỡi kiêng ăn gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, xin mời bạn để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.

Xem thêm: