fbpx
Diep An Nhi

Nấm lưỡi có thể tự khỏi: sự thật hay sai lầm của nhiều người ?

27/01/2023 25 Xem

Nấm lưỡi hiện nay là một bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi hệ miễn dịch của các bé chưa được hoàn thiện. Điều này cũng dấy lên nhiều nỗi lo cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc con cái. Có sự tranh cãi ở đây về quan điểm “Nấm lưỡi có thể tự khỏi, bởi chúng gần như là điều tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ.” Vậy ý kiến này là đúng hay sai, các mẹ hãy cùng chúng mình theo dõi bài viết bên dưới nhé !

Vì sao trẻ nhỏ hay bị nấm lưỡi ?

“Bệnh nấm lưỡi là bệnh gì ? Vì sao lại có tên gọi như vậy ? Và tại sao bệnh này lại gặp nhiều ở đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ?” Chắc hẳn đây là những câu hỏi được rất nhiều người tò mò, vậy hãy xem thắc mắc của các bạn được giải đáp như thế nào nhé !

Nấm lưỡi là gì ?

Nấm lưỡi hay còn có một tên gọi khác là tưa lưỡi. Đây là một bệnh lý về răng miệng gây ra do một loại nấm có tên là Candida Albicans. Biểu hiện rõ ràng nhất của loại bệnh lý này đó chính là sự xuất hiện của những mảng trắng bám nhiều ở vùng lợi, hai má trong và bề mặt lưỡi. Nấm lưỡi có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của con người, nhưng đặc biệt là đối với những trẻ dưới 1 tuổi. Vì sao lại vậy ? Hãy cùng theo dõi phần tiếp đây với chúng mình nhé !

Nguyên nhân gây ra nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Như đã nêu ở trên, “thủ phạm” gây ra bệnh nấm lưỡi không ai khác chính là nấm Candida Albicans. Trong khoang miệng của người, nấm Candida Albicans tồn tại với một lượng nhỏ và không gây hại đến sức khỏe. Bởi lẽ, khi cơ thể khỏe mạnh thì có sức đề kháng cao, hệ thống miễn dịch cũng hoạt động tốt nên tạo ra được những vi khuẩn có lợi kiểm soát tốt lượng nấm C.Albicans. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, sức đề kháng yếu sẽ khiến cho lượng vi sinh vật có lợi và có hại bị mất cân bằng (lượng vi khuẩn có hại nhiều hơn vi khuẩn có lợi), tạo điều kiện cho nấm C.Albicans phát triển và gây bệnh.

Hình 1. Nấm Candida Albicans gây bệnh nấm lưỡi

Cũng chính bởi cơ chế này, cơ thể của trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đang trong giai đoạn thích nghi dần với môi trường và điều kiện sống, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên là một cơ hội thuận lợi cho nấm gây bệnh.

Vì vậy, để hạn chế cơ hội cho bào tử nấm Candida Albicans có thể “tung hoành”, bố mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Răng miệng của trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ làm giảm khả năng xâm nhiễm của một lượng nhỏ nấm C.Albicans có trong khoang miệng.
  • Đồ dùng hàng ngày của mẹ và bé như núm ti giả, núm bình sữa, bình sữa, khăn lau, đồ chơi,… cần phải đảm bảo vệ sinh, tiệt khuẩn để khi trẻ sử dụng sẽ tránh kích thích sự phát triển của bào tử nấm.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh, lạm dụng kháng sinh cho trẻ hay dùng kháng sinh không đúng cách. Bởi việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể làm suy giảm lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể dẫn đến  suy giảm sức đề kháng, suy giảm hệ miễn dịch.

Cần chăm sóc cẩn thận hơn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đối với trẻ sinh non hay trẻ bị suy dinh dưỡng bởi đối tượng này thường có sức đề kháng kém và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.

Với phụ nữ trong quá trình mang thai mắc nấm sinh dục có khả năng cao lây truyền sang con. Vì vậy, ngay sau khi sinh hãy cho bé kiểm tra sức khỏe và lưu tâm trong suốt quá trình chăm sóc con nhé !

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ em có những dấu hiệu nhận biết rất điển hình. Bố mẹ chỉ cần để ý một chút là có thể phát hiện ra và có phương pháp điều trị kịp thời cho con nhé !

Có nhiều đốm trắng hoặc vàng (như màu sữa bột) dính trên bề mặt lưỡi, hai bên má và vòm họng. Mảng bám này có thể bong ra nhưng khó có thể làm sạch bằng nước thường.

Trên bề mặt lưỡi có thể có những vết trầy xước do vốn dĩ đã bị tổn thương và cọ xát khi bú.

Miệng của trẻ bị khô, đặc biệt là phần đầu lưỡi.

Trẻ thường ngậm sữa hoặc ngậm thức ăn, lười nuốt do cảm giác đau rát ở trên bề mặt lưỡi và vùng niêm mạc quanh miệng gây ra.

Miệng có mùi hôi do vi khuẩn gây nên.

Hình 2: Biểu hiện nấm lưỡi ở trẻ

Nấm lưỡi có thể tự khỏi: sự thật hay sai lầm của nhiều người ?

2.1. Các giai đoạn bệnh nấm lưỡi tiến triển ở trẻ

Bệnh nấm lưỡi được tiến triển theo hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn với những triệu chứng nhẹ. Triệu chứng xuất hiện điển hình chính là các mảng bám có màu trắng hoặc vàng nhạt ở vùng niêm mạc và bề mặt lưỡi của trẻ. Có thể xuất hiện thêm cả những vết trầy xước gây ra cảm giác đau rát cho trẻ nên trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn và biếng ăn hơn…

Hình 3. Biểu hiện nấm lưỡi ở giai đoạn nhẹ

Sang đến giai đoạn hai, lượng nấm đã phát triển nhiều hơn nên bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài những triệu chứng chúng mình đã liệt kê đầy đủ, chi tiết ở phần dấu hiệu nhận biết bên trên, khi triệu chứng trở nặng còn ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp gây viêm phổi và hệ tiêu hóa gây ra tiêu chảy ở trẻ nữa.

Vì vậy, bố mẹ cần chú ý điều trị cho con ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, tránh để bị nặng hơn.

2.2. Nấm lưỡi có thể tự khỏi hay không ?

Tưa lưỡi là một bệnh lý gây ra do nấm nên không thể tự khỏi được. Trẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt triệt để chân nấm bám trên khoang miệng của bé.

Lưu ý, khi phát hiện trẻ bị nấm lưỡi, bố mẹ không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho con mà phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu để kéo dài không điều trị, bệnh tình của bé sẽ trở nặng hơn và có thể có những biến chứng khó lường.

2.3. Điều trị nấm lưỡi ở trẻ cần bao nhiêu thời gian ?

Thời gian điều trị nấm lưỡi ở trẻ dài hay ngắn còn phụ thuộc vào triệu chứng bệnh của trẻ, thường sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng.

Ở giai đoạn nhẹ với những triệu chứng như chúng mình liệt kê ở bên trên, thường trẻ sẽ đỡ sau khoảng 3 đến 5 ngày dùng thuốc và hết hẳn lượng nấm ở khoang miệng trong vòng 1 đến 2 tuần điều trị.

Còn ở giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng đến đường hô hấp và đường tiêu hóa, mẹ cần kiên trì tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì bệnh của bé sẽ lui dần sau khoảng 2 tuần và được điều trị triệt để trong vòng 1 tháng.

Cách điều trị nấm lưỡi nhanh chóng và hiệu quả cho trẻ

Khi trẻ mắc nấm lưỡi, việc đầu tiên bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị một cách tốt nhất nhé !

Thông thường, theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, với đối tượng là trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì không thể chỉ sử dụng thuốc kháng nấm đối với mỗi trẻ mà phải sử dụng cả thuốc bôi chống nấm cho cả núm vú của mẹ.

  • Thứ nhất, các dụng cụ sử dụng hàng ngày của con như núm bình sữa, bình sữa và các bộ phận của máy hút sữa, ti giả, khăn lau, đồ chơi… đều phải được làm sạch với nước ấm và tiệt khuẩn cẩn thận. Kể cả tay con, mẹ cũng cần làm sạch tay cho con, không cho con mút tay và sờ nắm, ngậm đồ chơi để tránh vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Thứ hai, kết hợp sử dụng thuốc và vệ sinh răng miệng bằng rơ lưỡi cho con hàng ngày. Quy trình thực hiện tương tự như cách rơ lưỡi hàng ngày cho con. Tuy nhiên, cần thay thế dung dịch rơ lưỡi hàng ngày bằng thuốc rơ lưỡi đã được bác sĩ kê đơn. Một chú ý nho nhỏ dành cho các mẹ chính là các động tác thực hiện cần sự nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để tránh gây khó chịu, gây nghẹt và gây trớ cho trẻ.

Mách mẹ các dụng cụ hỗ trợ điều trị nấm lưỡi an toàn và tiết kiệm

Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bằng thuốc kháng sinh thì mẹ cần tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho con. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất và các loại vitamin cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ép trái cây tươi, uống vitamin… Và đặc biệt là mẹ cần bổ sung protein và vitamin cho mình thông qua chế độ dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ đầy đủ chất cho trẻ.

Kết hợp với việc tăng cường hệ miễn dịch cho con, mẹ bỉm nên vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày bằng gạc rơ lưỡi. Để đảm bảo độ mềm mại cũng như vệ sinh cho bé, mẹ nên lựa chọn dòng sản phẩm khác rơ lưỡi dùng một lần được làm từ sợi polyester.

Xem thêm: