fbpx
Diep An Nhi

Hôi miệng ở trẻ sơ sinh – dấu hiệu bệnh tiềm ẩn mẹ cần cảnh giác

16/01/2023 12 Xem

Bệnh hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên bề mặt niêm mạc lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Dấu hiệu hôi miệng ở trẻ sơ sinh sẽ có hơi thở hôi khó chịu khi nói cười kể cả khi thở bằng miệng. Hôi miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, giao tiếp của trẻ, đặc biệt tiềm ẩn những căn bệnh cần cảnh giác ở trẻ sơ sinh.

Hôi miệng có thể là dấu hiệu bệnh ở trẻ
Hôi miệng có thể là dấu hiệu bệnh ở trẻ

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhưng nguyên nhân chính là do vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Các nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ
Các nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

Hôi miệng do răng miệng trẻ không được vệ sinh đúng cách

Do hoạt động ăn uống hàng ngày, các mảng bám thức ăn thừa còn sót lại ở các kẽ răng, cùng với nước bọt sau khi phân hủy tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ở trẻ sơ sinh, cặn sữa đọng lại trên lưỡi, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám thức ăn thừa, cặn sữa cùng vi khuẩn phân hủy gây mùi khó chịu.

Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt không chỉ gây hôi miệng, còn dẫn đến nhiều bệnh lý khác về răng miệng . Các chuyên gia khuyến cáo nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn kết hợp chỉ nha khoa và cạo lưỡi để đảm bảo loại bỏ sạch mảng bám và thức ăn thừa . Ở trẻ sơ sinh chưa tự vệ sinh được bố mẹ nên rơ lưỡi ít nhất 1 lần mỗi ngày loại bỏ hết cặn sữa, thức ăn thừa,…

Hôi miệng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm

Bệnh nha chu: trẻ bị viêm lợi, viêm quanh răng, sâu răng,viêm nướu…. khiến răng lợi bé bị sưng tấy, có thể chảy mủ, vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.

Bệnh đường tiêu hóa: do rối loạn tiêu hóa, táo bón, trào ngược dạ dày, rối loạn đường ruột,… khiến thức ăn, chủ yếu là sữa trào ngược lên miệng gây hôi miệng. Trào ngược axit khiến trẻ bị ọc sữa do các chất trong dạ dày bị trào ngược lên vòm họng.

Bệnh đường hô hấp:

  • Viêm xoang: khi trẻ bị viêm xoang, các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi dẫn đến nghẹt mũi, khiến trẻ chỉ thở bằng miệng gây khô miệng, hôi miệng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.
  • Phì đại tuyến Amidan hoặc u tuyến amidan: bình thường amidan ở trẻ khỏe mạnh có màu hồng, không có đốm, nhưng khi amidan bị nhiễm trùng sẽ có màu đỏ, sưng tấy, có những đốm trắng và có mùi hôi. Vi khuẩn  tích tụ ở họng và mùi chua của nhiễm trùng gây ra hơi thở có mùi ở trẻ.
  • Bệnh đái tháo đường typ 1: khi tuyến tụy ngừng tiết insulin – hormone giúp chuyển hóa các chất carbohydrate từ thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ tấn công và phá hủy tế bào beta – tế bào sản xuất insulin gây ra triệu chứng gồm cả hơi thở có mùi hôi.
  • Bệnh thận mãn tính: khi chức năng thận không thể phục hồi hoặc suy giảm dẫn đến tình trạng kém ăn, nôn mửa, đau đầu, ốm yếu, nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính.

Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh bị hôi miệng, mẹ nên đưa đến bác sĩ nhi khoa để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đồng thời, mẹ nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ giúp trẻ luôn có hơi thở thơm mùi sữa trong giai đoạn này.

Điều trị hôi miệng ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Khi trẻ bị hôi miệng cần điều trị kịp thời bằng cách:

Cho trẻ uống nước mỗi khi ăn xong để thức ăn thừa, sữa,… theo nước xuống ruột. Và uống nước đủ mỗi ngày tránh để miệng bị khô.

Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, với trẻ sơ sinh rơ lưỡi ít nhất ngày 1 lần, trẻ lớn hơn thì đánh răng 2 lần/ngày kết hợp với súc miệng để đảm bảo loại bỏ hết thức ăn thừa, sữa từ răng miệng và lưỡi trẻ ngăn ngừa hôi miệng.

Nếu trẻ có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả, hay đồ chơi cần vệ sinh sạch sẽ những vật bé mút, bỏ vào miệng để tránh vi khuẩn từ vật này vào miệng trẻ.

Đường trong chế độ ăn của bé (bánh kẹo, nước ngọt, socola,…) có thể gây hôi miệng do  nó cung cấp cho vi khuẩn phát triển và nó ảnh hưởng đến răng miệng gây sâu răng, … Nên cho bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo.

Nếu tình trạng hôi miệng của bé không giảm, cần gặp bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị đúng vì có thể do viêm xoang, amidan, trào ngược dạ dày,…

Cách chữa hôi miệng bằng thảo dược có tác dụng vệ sinh và làm sạch khoang miệng, ruột cho trẻ giúp bé có hơi thở thơm mát.

Súc miệng bằng mật ong và quế: Pha loãng mật ong và quế với một ly nước ấm để súc miệng hàng ngày.

Chữa hôi miệng cho trẻ bằng chanh mật ong
Chữa hôi miệng cho trẻ bằng chanh mật ong

Uống nước mật ong và chanh tươi: Pha mật ong với nước cốt chanh tỉ lệ 1:2 , khuấy đều cho vào tủ lạnh và cho bé sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 muỗng.

Trong y học, mật ong, quế và chanh được biết đến với rất nhiều công dụng và sử dụng phổ biến, nó chỉ áp dụng với trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Cách phòng ngừa hôi miệng ở trẻ sơ sinh

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng.
  • Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng những nơi mà bàn chải khó vệ sinh.
  • Cạo lưỡi: do lưỡi cũng là nơi bám thức ăn thừa gây hôi miệng.
  • Đối với trẻ chưa tự vệ sinh được thì mẹ cần giúp trẻ rơ lưỡi ít nhất ngày 1 lần từ hai phần trong má đến khoang miệng cuối cùng là lưỡi bằng nước muối sinh lý, gạc rơ lưỡi tẩm sẵn,…
  • Tránh để khô miệng: Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt uống ít nước sau ăn để tráng miệng.

Chế độ ăn uống:

  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt,socola…
  • Hạn chế thực phẩm gây mùi khó chịu : tỏi, hành, …
  • Một số loại thực phẩm giúp loại mảng bám và mùi hôi như: cần tây, rau diếp, mùi tây, cà rốt, rau bina, nấm, quả sung, cam, chanh, dâu tây, nho.
  • Duy trì thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Nếu trẻ có thói quen mút ngón tay, ti giả, hay đồ vật cần rửa tay sạch sẽ, vệ sinh ti giả và đồ vật của trẻ bằng nước sôi để khử khuẩn.

Xem thêm:

 

Xem thêm: