fbpx
Diep An Nhi

Điều trị viêm lợi ở trẻ em không đúng cách sẽ nguy hiểm thế nào?

28/01/2023 13 Xem

Viêm lợi là một vấn đề thường gặp phổ biến hiện nay ở mọi độ tuổi, đối tượng với triệu chứng dễ bắt gặp là sưng tấy ở vùng quanh răng và nướu. Bên cạnh đó theo thống kê cho thấy trẻ em là đối tượng hay mắc phải các vấn đề về răng miệng do chưa đủ ý thức và kiến thức tự vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

Bài viết này nhằm hỗ trợ phụ huynh trang bị đầy đủ thông tin cũng như cách xử lý khi con trẻ có dấu hiệu viêm lợi. Trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu dấu hiệu giúp bạn nhận biết viêm lợi.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi

  • Phần lợi quanh răng bị sưng phồng, dễ chảy máu và có cảm giác đau khi đánh răng hoặc tiếp xúc mạnh.
  • Răng bị lung lay, không ổn định.
  • Hơi thở phả ra có mùi hôi, khó chịu.
  • Lợi nhìn không khoẻ mạnh, mất sắc tố hồng, có trường hợp bị thâm.
  • Ở nướu xuất hiện nhiều đốm trắng bất thường
  • Răng bị lộ ra bên ngoài do tụt nướu
  • Bên trong má và nướu có hiện tượng răng lở loét.

Tuỳ vào thể trạng, tình hình sức khoẻ mỗi bạn nhỏ sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chung sẽ xuất hiện các triệu chứng nêu trên.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi

Nguyên nhân gây ra viêm lợi

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng gây viêm lợi ở trẻ nhưng lý do lớn nhất được nhận định là do sự tích tụ của các mảng bám chứa vi khuẩn trên răng. Các mảng bám này gây viêm lợi bằng cách sản sinh nội độc tố và gây kích ứng, lâu dần làm hỏng, viêm nướu răng.

Bên cạnh những mảng bám tích tụ vi khuẩn, viêm lợi còn có thể bị gây ra bởi các yếu tốc được tác động từ bên ngoài ví dụ như:

  • Do sang chấn cơ học: thường xuyên cắn móng tay, ăn đồ cứng,…
  • Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.
  • Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Herpes.

Giai đoạn phát triển của bệnh viêm lợi

Thông thường bệnh viêm lợi ở trẻ em thường chia làm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu của viêm lợi trẻ em

  • Ở giai đoạn này, triệu chứng phổ biến và dễ phát hiện ra nhất là lợi bị sưng tấy, đỏ và khi đánh răng hoặc chà xát mạnh dễ gây chảy máu.
  • Nhưng đây lại là giai đoạn rất dễ chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

Giai đoạn hai của viêm lợi trẻ em

  • Khi bước sang giai đoạn này nghĩa là lợi đã bị viêm. Khi trẻ không đánh răng đúng cách và vệ sinh răng hàng ngày, thức ăn sẽ tích tụ vào các kẽ răng, chân răng gây nhiễm trùng.
  • Biểu hiện cụ thể là lợi bị sưng đỏ, chảy máu, có cảm giác đau nhức, má bị sưng, hôi miệng từ đó có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ hay gây giảm vitamin C ở lợi. Nếu thức ăn kẹt tại các kẽ răng dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: sâu răng, viêm tuỷ,…
  • Ở trẻ em, viêm lợi còn ảnh hưởng lớn đến men răng khiến cho răng bị ố, có màu vàng ngà.

Hậu quả của việc điều trị viêm lợi không đúng cách

  • Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu điều trị viêm lợi không đúng cách có thể khiến thể bệnh nặng hơn hay thậm chí có thể gây mất răng, tiêu xương hàm, tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.
  • Ở trẻ em, mất răng chính là hậu quả nặng nhất mà nhiều phụ huynh phải lo ngại. Viêm lợi không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm nha chu có triệu chứng tiêu xương ổ, giãn dây chằng quanh răng từ đó khiến răng lung lay.
  • Không những vậy, điều trị viêm lợi nói riêng và các bệnh lý liên quan đến răng miệng nói chung nếu không phù hợp có thể gây ăn không ngon, thiếu chất dinh dưỡng hay biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến phát âm, giao tiếp.

Các phương phát điều trị khi trẻ em bị viêm lợi

Chữa viêm lợi bằng nước muối

Đây không chỉ còn là một phương pháp dân gian được truyền tai nhau nữa mà nhiều bài báo nghiên cứu khoa học đã chứng minh nước muối có tác dụng sát khuẩn và chống viêm mạnh, chứa nhiều khoáng chất vi lượng để bảo vệ răng, nướu đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm men, làm lành vết thương tại nướu và duy trì pH của răng miệng,…

Vì vậy, súc miệng nước muối có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của viêm lợi.

Chữa viêm lợi bằng nước muối ấm

Dùng trà xanh sát khuẩn, trị viêm lợi

Trà xanh là một loại dược liệu được ghi nhận với vô vàn công dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là trẻ em. Đặc biệt, theo nghiên cứu khoa học thì trà xanh có chứa các chất flour, phospho, tanin có tác dụng trung hoà acid trong khoang miệng, đẩy lùi các vi khuẩn ở các mảng bám trên răng. Hơn thế nữa, phương pháp thực hiện lại vô cùng nhanh gọn: chỉ cần vò nát một nắm lá trà xanh rồi đun sôi với nước. Sau đó lọc bỏ bã và hoà tan với một ít muối trắng để thu được dung dịch nước súc miệng. Cố gắng duy trì đều đặn hàng ngày để đẩy lùi viêm, sưng lợi.

Súc miệng bằng lô hội

Chữa viêm lợi bằng lô hội hay nha đam là một phương pháp dân gian được lưu truyền từ lâu đời. Lô hội có tác dụng sát khuẩn tốt, chống viêm, giảm đau, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại và còn có tác dụng phục hồi mô nướu bị tổn thương. Vì vậy, ông bà ta thường sử dụng lô hội để chữa các triệu chứng viêm lợi phổ biến như đau nhức, sưng lợi, hôi miệng,…

Đầu tiên, rửa sạch nha đam, gọt vỏ rồi lấy phần thịt nghiền hoặc xay nhỏ, chắt lấy phần nước cốt. Dùng phần nước ép này ngậm súc miệng khoảng 10 giây rồi nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện hai đến ba lần một ngày.

Sử dụng thuốc điều trị viêm lợi

Nếu phụ huynh không muốn sử dụng các phương pháp dân gian ở trên thì có thể sử dụng các loại thuốc điều trị viêm lợi như:

  • Kamistad N dạng gel: dùng đường bôi ngoài da: phù hợp với trẻ em ở độ tuổi mọc răng sữa. Đặc biệt hiệu quả nhanh, không có độc, không ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu bé lỡ nuốt phải.
  • Emofluor dạng gel: chỉ định cho trẻ trên 6 tuổi, có tác dụng điều trị viêm lợi, mòn men răng hay tụt hở chân răng. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nuốt để tránh tác dụng phụ có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
  • Xanh methylen: Xanh methylen nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn, giải độc,.. giá thành rẻ và dễ mua, dễ thao tác. Đầu tiên, ba mẹ vệ sinh sạch khoang miệng cho bé bằng nước muối sinh lý, dùng tăm bông sạch thoa lên vùng bị viêm cho con, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó, Xanh methylen cũng có thể mang lại một vài tác dụng phụ như: buồn nôn, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp,…

Sử dụng gạc rơ lưỡi thành phần kháng khuẩn tự nhiên

Một trong những loại gạc rơ lưỡi điều trị viêm lợi được phần lớn ba mẹ tin dùng cho trẻ nhỏ là Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi với thành phần lành tính, kháng khuẩn tự nhiên. Thành phần cụ thể gồm

  • Dịch chiết rau ngót: có đặc tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm.
  • Dịch chiết chè xanh: có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch hiệu quả mảng bám, giảm hôi miệng, làm sạch khoang miệng cho bé một cách nhanh chóng, hỗ trợ giảm thời gian vệ sinh, giảm trớ ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn có nghiên cứu cho thấy chè xanh có tác dụng tốt với sự phát triển răng của trẻ nhỏ.
  • Dịch chiết cúc La Mã: có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu viêm, sưng trong quá trình mọc răng của trẻ.
  • Kẹo ong hoà tan với nguồn nguyên liệu sạch từ Austrlia: có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên chống lại các vi khuẩn gây ra các vấn đề về răng miệng như Streptococus mutans. Bên cạnh đó còn có tác dụng chống viêm và hỗ trợ phục hồi các tế bào khi bị tổn thương nhằm khôi phục khoang miệng khoẻ mạnh một cách nhanh chóng.
  • Natri bicarbonat: muối kiềm giúp duy trì pH khoẻ mạnh của khoang miệng.
  • Xylitol: Một loại đường tự nhiên, an toàn có tác dụng làm trơn niêm mạc, ngăn ngừa mảng bám, cặn trên lưỡi và khoang miệng kể cả khi bắt đầu mọc răng sữa, giảm nguy cơ sâu răng.
Sử dụng Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi chữa viêm lợi

Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi khẳng định tác dụng vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, phòng chống những bệnh về răng miệng như viêm nướu,… giúp nướu khoẻ, xoa dịu nỗi đau khi mọc răng đồng thời chống sâu răng, hôi miệng. Phù hợp cho từ trẻ sơ sinh trở lên.

Cách phòng tránh bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ

Để tránh viêm lợi nói riêng và các vấn đề về răng miệng nói chung, ba mẹ nên tập cho trẻ nhỏ một thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày và theo sát, nhắc nhở, hỗ trợ trẻ dần thực hiện các thói quen đó. Cụ thể như:

  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, súc miệng nước muối và ngậm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ đi khám và lấy cao răng theo định kỳ 3 tháng 1 lần
  • Hạn chế vấn đề mút tay, cắn móng tay, ngậm mút đồ chơi ở trẻ nhỏ.

 

Xem thêm: