fbpx
Diep An Nhi

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi và dưới 1 tuổi khác gì nhau?

27/01/2023 Xem

Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ 1 tuổi có những đặc điểm về chỉ số cơ thể và sức khỏe khác nhau. Vậy nên, cách vệ sinh răng miệng cho 2 đối tượng này cũng sẽ không giống nhau. Vậy chúng khác nhau ở những điểm nào và người lớn cần lưu ý điều gì khi rơ lưỡi cho trẻ ở 2 độ tuổi này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Vệ sinh răng miệng là cần thiết cho cả trẻ dưới 1 tuổi và trẻ trên 1 tuổi.

Các bệnh răng miệng trẻ thường gặp

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng

Lưỡi bị trắng là tình trạng chung của hầu hết trẻ sơ sinh hiện nay. Nhiều mẹ bỉm khi thấy con bị trắng lưỡi đều rất lo lắng. Tuy nhiên, nó không hề đáng quan ngại như vậy nếu người lớn hiểu được tình trạng này ở trẻ sơ sinh. Có 2 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi là trẻ bị mắc bệnh nấm miệng hoặc lưỡi trẻ bị đọng cặn sữa.

Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh nấm lưỡi là do nhiễm nấm Candida albicans trong khoang miệng. Nếu bé bị mắc bệnh này, lưỡi, má trong hoặc vòm họng sẽ có những mảng màu trắng, trông giống bông hoặc phô mai tươi.

Lưỡi trẻ sơ sinh bị đóng cặn sữa là do trẻ ít tiết nước bọt trong độ tuổi này. Trong những tháng đầu sau khi ra đời, khoang miệng của trẻ không sản xuất quá nhiều. Do đó, lưỡi của trẻ sơ sinh sẽ bị đọng lại sữa và có màu trắng. Ngoài ra, không được rơ lưỡi thường xuyên cũng khiến trẻ bị đọng cặn sữa trên lưỡi và bị trắng lưỡi. Nếu trẻ bị đọng cặn sữa trên lưỡi thì tình trạng này chỉ xuất hiện sau khi bé bú sữa mẹ và các mảng trắng chỉ tồn tại trên lưỡi, không tồn tại ở những khu vực khác trong khoang miệng.

Để biết được lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng do bệnh nấm miệng hay do bị đọng cặn sữa, phân biệt chúng bằng cách sau: mẹ dùng gạc hoặc khăn mỏng có thấm nước sạch và chà xát nhẹ nhàng lưỡi của trẻ. Nếu mảng trắng mờ dần hoặc hết màu trắng trên lưỡi thì khi đó lưỡi trẻ bị đọng cặn sữa. Ngược lại, các mảng trắng không mờ dần mà bị bong ra, chảy máu thì đó là trẻ bị nấm miệng.

Bệnh nấm miệng / tưa lưỡi

Bệnh nấm miệng/tưa lưỡi ở trẻ nhỏ có nguyên nhân chính là do nấm Candida albicans gây ra. Loại nấm này vốn kí sinh trong khoang miệng con người. Thông thường, chúng không gây hại cho trẻ nhỏ nhưng nếu gặp được những yếu tố thuận lợi, nấm Candida sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng, từ đó gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ.

Một số yếu tố khiến nấm Candida phát triển và gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ em là:

  • Chức năng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện (yếu).
  • Trẻ bị nhiễm nấm từ người mẹ mắc nấm Candida âm đạo.
  • Người lớn cho trẻ sử dụng kháng sinh sai cách.

Một số trẻ nhỏ sử dụng corticoid dạng hít nhưng không được vệ sinh miệng sau khi dùng.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng khiến nấm phát triển nhanh hơn trong khoang miệng.

Các triệu chứng của bệnh nấm miệng/tưa lưỡi ở trẻ nhỏ:

  • Trong khoang miệng của trẻ (lưỡi, má trong hoặc vòm họng) xuất hiện những đốm trắng li ti, những mảng trắng, vết loét.
  • Khi lau mảng trắng bằng nước thường thì không sạch được. Nếu chà xát để mảng trắng bong ra có thể gây chảy máu nhẹ.
  • Trẻ thường hay quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú vì khó chịu khi mắc nấm miệng.

Phương pháp phòng bệnh nấm miệng/tưa lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ 1 tuổi như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho con của bạn đúng cách.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng hàng ngày mà trẻ thường đưa lên miệng như ti giả, núm vú, đồ chơi,…
Bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ.

Hôi miệng do mọc răng

Trẻ thường mọc răng trong giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi. Trong quá trình mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường hay bị ngứa lợi, khó chịu nên thường xuyên mút ngón tay, đưa đồ vật (ti giả, đồ chơi,…) lên miệng để cắn, nhai. Khi đó, các vi khuẩn bám trên tay bé hay đồ vật có điều kiện để sinh sôi trong khoang miệng và gây ra chứng hôi miệng ở trẻ.

Cách trị hôi miệng do mọc răng ở trẻ vô cùng đơn giản. Cha mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi thảo dược để rơ miệng cho trẻ thường xuyên với tần suất 2 lần/ngày, trẻ sẽ có hơi thở thơm tho, không còn mùi khó chịu.

Để con của bạn không mắc chứng hôi miệng khi mọc răng, hãy luôn theo dõi không để trẻ đưa ngón tay, đồ vật vào miệng và vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách các mẹ nhé.

Sưng lợi, viêm lợi

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm lợi, sưng lợi:

  • Trẻ không được cha mẹ chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên.
  • Cơ thể trẻ bị thiếu vitamin C, vitamin K hoặc vitamin B2 do thực đơn ăn uống hàng ngày không đủ dinh dưỡng.
  • Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng nhưng không được rơ lưỡi thường xuyên hoặc trẻ bị nóng trong.
  • Khi trẻ bị sưng lợi, viêm lợi mà không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ bị chảy máu chân răng, đau nhức, khó chịu.
  • Trẻ có thể bỏ bú, biếng ăn và quấy khóc nhiều nếu bị viêm lợi.

Để phòng tránh con bạn bị sưng lợi, viêm lợi, cha mẹ hãy:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ 2 lần/ngày.
  • Bổ sung cho con những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và các vitamin nhóm B trong thực đơn hàng ngày của bé.

Các cách vệ sinh răng miệng cho trẻ

Đối với trẻ dưới 1 tuổi và trẻ 1 tuổi, cách vệ sinh răng miệng duy nhất cho nhóm đối tượng này là rơ lưỡi cho trẻ. Bởi ở những trẻ độ tuổi này đều chưa có khả năng tự vệ sinh răng miệng và kể cả những trẻ đã mọc răng cũng chưa thể sử dụng bàn chải đánh răng như người lớn (lông bàn chải không phù hợp với niêm mạc miệng mỏng manh của bé).

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp rơ lưỡi cho trẻ nhỏ. Cha mẹ cần tìm hiểu thật kĩ trước khi chọn lựa cách vệ sinh miệng cho trẻ con của mình nhé. Dưới đây là những cách rơ lưỡi cho trẻ hiệu quả nhất mà chúng tôi tổng hợp được.

Rơ lưỡi cho bé bằng nước lá rau ngót:

  • Hãy chuẩn bị một nắm lá rau ngót, vài hạt muối và gạc rơ lưỡi khô hoặc khăn mỏng.
  • Người lớn hãy rửa sạch lá rau ngót . Sau đó để ráo nước và đem giã nhuyễn với vài hạt muối. Chắt lấy phần nước vào một cái chén nhỏ, thấm nước lá rau ngót vào gạc và chà xát nhẹ nhàng lưỡi trẻ.

Rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ nhỏ:

  • Cần chuẩn bị: 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất 100% và gạc rơ lưỡi loại khô.
  • Cách rơ lưỡi: Chấm gạc vào mật ong. Sau đó, nhẹ nhàng chà xát lưỡi, má trong và nướu của trẻ.

Rơ miệng cho con bằng nước muối sinh lý:

  • Tất cả những gì bạn cần cho phương pháp rơ lưỡi này là một chén nhỏ nước muối sinh lý và một miếng gạc rơ lưỡi loại khô hoặc khăm xô.
  • Thực hiện như sau: Đeo gạc/khăn vào ngón trỏ. Thấm vào nước muối sinh lý và lau lưỡi, nướu cho bé.

Rơ lưỡi cho bé với nước lá trà xanh:

  • Mẹ sẽ cần chuẩn bị khoảng 5-6 lá trà xanh (lá tươi và không bị sâu), vài hạt muối và một miếng gạc Đông Fa hoặc khăn mềm.
  • Các bước thực hiện: Đầu tiên, cần đảm bảo rửa sạch lá trà xanh và ngâm vào nước muối khoảng 5 phút. Tiếp theo, đun sôi 200ml nước sạch rồi cho muối và lá trà xanh vào đun cùng, sau 3 phút thì tắt bếp. Đeo gạc vào ngón trỏ và rơ miệng cho trẻ theo thứ tự từ trong ra ngoài.

Sử dụng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi để rơ lưỡi cho bé.

Hình ảnh chi tiết về gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi.

Phương pháp này vô cùng đơn giản và hiệu quả để vệ sinh răng miệng của trẻ. Bởi gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi là gạc đã được tẩm sẵn dịch chiết thảo dược (rau ngót, cúc La Mã, chè xanh, keo ong) và mỗi miếng gạc được đóng gói trong bao bì nhôm rất an toàn và sạch sẽ.

Những thành phần trong dịch chiết đều đạt chuẩn hữu cơ Organic và có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ và diệt nấm rất tốt (trong đó có nấm Candida albicans – loại nấm gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ).

Bạn chỉ cần đeo gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi vào ngón tay và lau nhẹ vùng lưỡi, nướu, má trong của trẻ là hoàn tất việc rơ lưỡi – vô cùng đơn giản, tiện lợi cho mẹ lại an toàn cho bé.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi và dưới 1 tuổi khác gì nhau?

Dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ

Dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ 1 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi thì đều giống nhau. Trẻ ở 2 độ tuổi này đều sẽ cần được sử dụng gạc rơ lưỡi mềm mại, an toàn cho lưỡi của trẻ. Nhiều sản phẩm gạc rơ lưỡi hiện nay như gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi, gạc rơ lưỡi Ích Nhi, gạc răng miệng Dr.Papie,… đều có chất liệu là sợi Polyester vô cùng mềm mại và an toàn cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tham khảo những loại gạc rơ miệng đó con của mình.

Tần suất rơ lưỡi cho trẻ

Để đảm bảo miệng trẻ luôn sạch sẽ, thơm tho và phòng ngừa được các bệnh về răng miệng như nấm lưỡi, viêm lợi,… cha mẹ nên rơ lưỡi cho bé 2 – 3 lần/ ngày giống như việc người lớn đánh răng sáng tối vậy.

Trẻ dưới 1 tuổi  có niêm mạc miệng mỏng manh hơn nên người lớn chỉ nên rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày. Còn với trẻ 1 tuổi thì có thể rơ lưỡi 3 lần/ngày.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên

Rất nhiều phương pháp rơ lưỡi cho trẻ bằng các loại rau, lá nhà trồng mà người lớn có thể tham khảo cho con mình như đã được nêu ở trên.

Tuy nhiên, phương pháp rơ lưỡi bằng mật ong không áp dụng với trẻ dưới 1 tuổi vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc, tiêu chảy,…

Rơ lưỡi cho trẻ bằng dụng cụ y tế

Gạc rơ lưỡi thảo mộc có chất liệu gạc mềm, mỏng và được tẩm sẵn dịch chiết thảo dược nên vô cùng an toàn cho tất cả mọi lứa tuổi.

Cha mẹ có thể có thể sử dụng gạc rơ lưỡi thảo dược cho cả trẻ 1 tuổi hoặc trẻ dưới 1 tuổi để rơ lưỡi hàng ngày nhằm phòng chống bệnh nấm lưỡi, nhiệt miệng, sưng lợi và chứng hôi miệng khi mọc răng ở trẻ.

Cách rơ lưỡi cho bé đúng, an toàn bằng gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi

Video cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Để giúp cha mẹ rơ lưỡi cho trẻ đúng cách, đúng quy trình, dưới đây sẽ là video hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

https://youtu.be/6BXmmUVLyzY

Cách tưa lưỡi cho bé sơ sinh, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sau khi tắm bé sơ sinh tại nhà

Xem thêm: