Nấm lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nấm lưỡi phải chữa thế nào, nên chữa tại nhà hay đi bệnh viện? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nấm lưỡi là một bệnh nhiễm nấm men phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện hay gặp nhất của bệnh là các mảng bám màu trắng ngà xuất hiện ở lưỡi của trẻ.
Bệnh tưa lưỡi là do sự sinh sản và phát triển quá mức của một loại nấm có tên là Candida albicans. Phần lớn chúng ta đều có nấm Candida albicans ở trong miệng và đường tiêu hóa. Thông thường, hệ miễn dịch khỏe mạnh và các vi khuẩn “tốt” sẽ kiểm soát số lượng nấm C.albicans trong cơ thể, đảm bảo nấm không thể gây bệnh.
Ai cũng có nguy cơ bị nấm lưỡi nhưng với trẻ em và người già thì nguy cơ này cao hơn cả. Đây là hai đối tượng yêu thích của nấm C.albicans. Sở dĩ bởi trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ còn người già thì hệ miễn dịch đã bị suy yếu.
Nấm lưỡi tuy không được xếp vào danh sách những bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sẽ gây nhiều cản trở cho sinh hoạt hàng ngày, thậm chí nếu kéo dài có thể gây nhiễm nấm toàn thân.
Bệnh nấm lưỡi được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn nhẹ và giai đoạn nặng. Ở giai đoạn nhẹ, nấm mới chỉ phát triển và gây bệnh ở miệng. Giai đoạn này nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành giai đoạn nặng hơn. Lúc này, nấm sẽ lan ra các cơ quan khác trên cơ thể.
Bệnh nấm lưỡi mức độ nhẹ là khi nấm mới chỉ sinh sản và phát triển ở miệng. Giai đoạn này trẻ có các biểu hiện:
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và xét nghiệm xem trẻ có bị nhiễm nấm Candida albicans hay không. Kỹ thuật viên y tế sẽ lấy mẫu mảng bám trắng trong miệng và soi tươi để xác định có nấm không, số lượng nhiều hay ít. Sau khi kiểm tra được tình trạng và mức độ nhiễm nấm của trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn kháng nấm cho trẻ.
Để điều trị tưa miệng, bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc sau:
Các loại thuốc kháng nấm trên là những loại thông thường và có thể được sử dụng cho trẻ. Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên mức độ nhiễm nấm và lịch sử mắc bệnh khác của trẻ. Nếu trẻ sau khi dùng các thuốc trên mà trẻ vẫn không khỏi nấm miệng, bác sĩ có thể kê đơn Itraconazole – là thuốc thường được lựa chọn cuối cùng vì nhiều tác dụng phụ hơn các loại còn lại.
Bệnh nấm lưỡi thường biến mất trong 1,2 tuần kể từ khi trẻ bắt đầu điều trị. Tuy vậy bệnh vẫn có thể tái diễn nhiều lần. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiều đợt tưa miệng trong năm đầu đời.
Tùy thuộc vào độ tuổi của bé, bác sĩ cũng có thể đề nghị bổ sung sữa chua có lactobacilli vào chế độ ăn của bé. Lactobacilli là vi khuẩn ‘tốt’ giúp kiểm soát số lượng nấm men trong miệng của bé.
Khi bé bị nấm lưỡi thì các bậc cha mẹ hay có xu hướng tự chữa tại nhà. Nhưng nếu sau 2 tuần mà bé không khỏi hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng hơn thì cha mẹ hãy đưa ngay bé đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nếu con thường xuyên bị tưa miệng, đặc biệt với bé trên 9 tháng tuổi, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bệnh tưa miệng là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ nên được khuyến khích điều trị tại nhà.
2 nguyên tắc quan trọng khi điều trị nấm lưỡi tại nhà cho trẻ mà cha mẹ cần nắm chắc là : giữ vệ sinh miệng và không cạy mảng bám.
Cha mẹ hãy tham khảo các lời khuyên từ bác sĩ để bé nhanh khỏi tưa lưỡi:
Tham khảo các loại thực phẩm mà bé nên và không nên ăn khi bị nấm lưỡi.
Cha mẹ hãy tham khảo thêm một số mẹo dân gian tiêu diệt nấm lưỡi an toàn và hiệu quả dưới đây:
Dùng baking soda để trị tưa lưỡi
Cách làm:
Dùng mật ong để tiêu diệt nấm lưỡi
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Medical Mycology năm 2006 cho thấy mật ong có tác dụng ngăn cản sự phát triển của nấm Candida – nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ. Ngoài ra mật ong còn được ví như một kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây sâu răng, viêm lợi trong miệng trẻ
Cách làm:
Nước muối để chữa nấm lưỡi
Nước muối sinh lý thực chất là dung dịch NaCl 0,9%. Đây là dung dịch có các tính chất gần giống với dịch ở trong cơ thể bé nên không làm bé đau rát khi dùng. Nước muối sinh lý có thể nhẹ nhàng rửa trôi các vi khuẩn có hại, các mảng bám thức ăn thừa trong miệng trẻ.
Cách làm:
Chè xanh hỗ trợ giảm tưa lưỡi
Chè xanh có chứa catechin nên có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch hiệu quả các mảng bám trên miệng. Chính vì vậy chè xanh có thể dùng để hỗ trợ giảm tưa lưỡi cho trẻ.
Cách làm:
Rau ngót chữa nấm lưỡi tại nhà
Rau ngót được xem là loại rau đa sinh tố (multivitamin green) với thành phần chứa đa dạng dinh dưỡng: vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C; khoáng chất: canxi, phosphor; acid amine thiết yếu: lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valin,… cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trong điều trị nấm lưỡi ở trẻ, rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng tiết nước bọt. Nước bọt của trẻ như một loại nước sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên giúp rửa trôi các vi khuẩn và nấm. Đặc biệt là khi trẻ bị nấm miệng hay bị khô miệng và khó tiết nước bọt.
Sử dụng gạc tẩm các dịch chiết tuy an toàn và hiệu quả cao nhưng lại khó sử dụng cho trẻ. Các thảo dược thường có mùi đặc trưng, chẳng hạn hoa cúc có mùi hăng. Trẻ dễ cảm thấy khó chịu, dễ nôn trớ khi sử dụng trực tiếp.
Các mẹ hãy tham khảo các loại gạc tẩm dịch chiết sẵn, đã qua xử lý nên không còn mùi hôi, khó chịu, giúp việc rơ lưỡi cho con trở nên dễ dàng hơn.
Gạc Diệp An Nhi có công dụng diệt khuẩn, kháng nấm, đẩy lùi nấm miệng ở trẻ.
Gạc vệ sinh răng miệng Diệp An Nhi có chất liệu từ Polyester Y tế nên không vụn, không để lại sợi bông trong miệng trẻ.
Gạc được tẩm sẵn các dịch chiết từ thảo dược thiên nhiên giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong miệng trẻ. Cụ thể:
Hy vọng bài viết trên đây đã trả lời cho các bậc cha mẹ câu hỏi nấm lưỡi phải chữa thế nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn để lại bình luận để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn kịp thời.