Hôi miệng là tình trạng trẻ sơ sinh có hơi thở mùi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Hôi miệng không còn xa lạ với bất kỳ lứa tuổi nào. Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ sơ sinh là gì? Những thói quen nào khiến trẻ bị hôi miệng mà mẹ cần biết để phòng tránh cho trẻ? Cùng tìm hiểu nhé!
Có thể rất dễ nhận thấy trẻ bị hôi miệng mà không cần ngửi hơi thở của trẻ. Nhận biết tình trạng của trẻ qua lưỡi và mùi hôi:
Hiện nay, hôi miệng ở trẻ sơ sinh không còn xa lạ gì với các mẹ, nhưng lí do, thói quen nào dẫn đến hôi miệng ở trẻ mà các mẹ không để ý đến.
Nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng chưa sạch và khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không tự vệ sinh được nhờ các mẹ chăm sóc răng miệng không đúng cách, kém rơ lưỡi không sạch. Ở trẻ lớn hơn, không đánh răng hoặc đánh răng qua loa không đủ làm sạch kẽ răng, hoặc sạch lưỡi khiến các hạt thức ăn chủ yếu là sữa ở trẻ sơ sinh còn lưu lại trên bề mặt niêm mạc lưỡi. Vi khuẩn sau khi phân hủy thức ăn thừa sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Sự phát triển của vi khuẩn càng tăng lên thì nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng càng lớn.
Một trong những nguyên nhân gây hôi miệng mà mẹ không nghĩ đến là do khô miệng. Nước bọt có vai trò giúp giữ cho miệng luôn sạch sẽ bằng cách loại bỏ hạt thức ăn chủ yếu là sữa xuống ruột giảm tình trạng hôi miệng.
Nếu không đủ nước bọt thực hiện rửa trôi các hạt thức ăn thừa và vi khuẩn khỏi bề mặt răng sẽ khiến vi khuẩn xuất hiện nhiều hơn, sinh sôi và phát triển, nó phân hủy cùng thức ăn thừa gây hôi miệng. Ngoài ra nước bọt làm giảm mức acid giúp ngăn ngừa hỏng men răng.
Nếu trẻ thở bằng miệng, trẻ có cảm giác khô miệng gây khó chịu, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi trẻ ngủ thở bằng miệng, khả năng sản xuất nước bọt bị suy giảm dẫn đến hơi thở bé yêu có mùi khó chịu mỗi khi thức dậy.
Theo nghiên cứu chỉ ra, trẻ thở bằng miệng gây biến chứng sai lệch khớp cắn nghĩa là hàm trên và hàm dưới của răng không khớp với nhau gây khó khăn khi nói, cắn và nhai, đặc biệt lo ngại là tình trạng thẩm mỹ.
Khi trẻ ngậm tay hay núm ti giả, vi khuẩn từ tay, núm ti do vệ sinh không sạch sẽ được truyền đến miệng trẻ, nhất là khi núm ti được trẻ ngậm đi ngậm lại nhiều lần không vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Để loại bỏ hôi miệng, trẻ nên ngừng sử dụng ti giả hoàn toàn nếu không mẹ nên dành thời gian tiệt trùng núm ti giả thường xuyên. Trẻ nên bó thói quen ngậm tay và nên rửa tay sạch sẽ liên tục.
Cho trẻ tiêu thụ thức ăn hay đồ uống có mùi như hành tây, tỏi,… Các hạt thức ăn có mùi hôi này sẽ xâm nhập vào máu đến phổi khiến hơi thở của trẻ có mùi khó chịu mỗi khi thở ra. Vì vậy, thức ăn cũng là nguyên nhân các mẹ nên nghĩ đến đầu tiên nếu trẻ bị hôi miệng.
Có rất nhiều thuốc kê đơn có tác dụng không mong muốn gây hôi miệng như thuốc kháng histamin H1 (promethazine hydrochloride, loratadin, cetirizin hydrochloride, chlorpheniramine maleate, diphenhydramin hydroclorid,…). Các thuốc này sẽ hạn chế một số receptor lên não giảm tiết dịch cơ thể và nước bọt. Do nước bọt có tính acid nhẹ tiêu diệt được một số vi khuẩn trong miệng. Nhưng nếu nước bọt bị thiếu, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển gây khô miệng và có mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra còn một số thuốc có tác dụng phụ thường gặp gây khô miệng như thuốc trị hen, thuốc trị tiêu chảy, thuốc trị Parkinson, thuốc chống nôn, rối loạn tâm thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị trào ngược dạ dày có chứa dimetylsulfat,…
Đường cũng được xem là nhân tố gây hôi miệng do thực phẩm chứa nhiều đường tạo ra môi trường giúp vi khuẩn phát triển trong miệng. Sau khi vi khuẩn tiếp xúc với đường sẽ tiêu thụ sản sinh ra các axit tác dụng bào mòn phá hủy cấu trúc men răng gây sâu răng và hôi miệng.
Ở những bệnh nhân đái tháo đường thì lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với bình thường là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển. Quá trình tiết nước bọt ở người tiểu đường bị suy giảm dẫn đến thiếu nước bọt gây khô miệng. Vi khuẩn phát triển cùng thức ăn phân hủy gây mùi hôi khó chịu, có thể gây sâu răng, viêm nướu , áp xe răng,…
Do chức năng thận bị suy giảm nên các chất thải tích tụ trong máu làm thay đổi thức ăn và để lại ở ống tiêu hóa. Hôi miệng là dấu hiệu của sự tích tụ nhiều độc tố bên trong máu khiến cho người bệnh không còn thèm ăn, chán ăn dẫn đến sụt cân do thiếu dinh dưỡng.
Có rất nhiều cách chữa hôi miệng tại nhà mà mẹ có thể dùng rất thuận tiện.
Lấy một nắm rau ngò gai đem rửa sạch, sau đó sắc lên đặc thì thêm ít muối, khuấy đều rồi để nguội. Súc miệng 2-3 lần/ngày và sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Gừng có tính kháng khuẩn ngăn ngừa sâu răng giúp hơi thở thơm mát. Cắt lát gừng mỏng, uống cùng nước trà hoặc ăn cùng với chanh để làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn. Mỗi ngày 2-3 lát gừng duy trì trong 1 tuần.
Chanh có tính acid có khả năng diệt khuẩn giúp đánh bay mùi khó chịu. Có thể súc miệng, chải răng, lưỡi bằng nước cốt chanh và muối để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và những mảng bám trong miệng. Nên sử dụng 2 lần/ngày.
Mật ong được xem là kháng sinh tự nhiên chống lại vi khuẩn. Có thể pha mật ong với chanh để súc miệng hàng ngày cũng là cách cải thiện hôi miệng đơn giản mà hiệu quả.
Sữa chua có thành phần chứa hàng triệu vi khuẩn tốt giúp tăng sức đề kháng mà còn khử mùi hôi miệng hiệu quả. Ăn sữa chua hàng ngày có thể giảm đáng kể lượng hydrogen sulfide gây mùi hôi khó chịu.
Nếu các mẹ không có thời gian thì đơn giản nhất là sử dụng nước súc miệng có sẵn trên thị trường. Nước súc miệng có mùi thơm bạc hà và có kháng khuẩn cao giúp bong hết mảng bám, cuốn trôi các bụi bẩn, thức ăn ra ngoài.
Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi với thành phần dịch chiết từ thảo mộc như rau ngót, trà xanh, cúc la mã, keo ong,… giúp vệ sinh hàng ngày làm sạch nướu, lưỡi và răng an toàn cho trẻ sơ sinh giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả đơn giản. Sản phẩm gọn nhẹ mẹ có thể mang theo bên người cho trẻ và rất dễ sử dụng. Chỉ cần đưa ngón tay vào miếng gạc rồi làm sạch toàn bộ khoang miệng trẻ là được. Nên vệ sinh hàng ngày để trẻ luôn có hơi thở thơm mùi sữa ở giai đoạn này.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên:
Việc vệ sinh làm sạch lưỡi và nướu của trẻ sơ sinh là quá trình khá đơn giản với không nhiều dụng cụ:
Lúc này, trẻ có thể sử dụng bàn chải rơ lưỡi có mặt lông bàn chải siêu mềm an toàn hoặc chuyển sang bàn chải lông mềm với lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ sơ sinh để làm sạch hết các kẽ răng mà không làm tổn thương trẻ, không gây đau.
Cần đánh răng đúng cách để đảm bảo răng miệng sạch sẽ và thơm tho:
Ngoài ra, mẹ nên lưu ý nhắc trẻ không nuốt kem đánh răng, dạy trẻ nhổ hết chất thừa sau khi đánh răng.