fbpx
Diep An Nhi

5 cách rơ lưỡi cải thiện tình trạng trẻ bị trớ

27/01/2023 19 Xem

Rơ lưỡi cho trẻ nhỏ là một trong những bước vệ sinh vô cùng cần thiết nhằm tránh sự tấn công của các loại nấm, vi khuẩn. Giống như khi người lớn đánh răng, việc rơ lưỡi cho “những người bạn nhỏ này” tuy đơn giản nhưng nếu không được thực hiện theo đúng cách và đúng kĩ thuật thì sẽ không mang lại hiệu quả, đôi khi còn dẫn đến tình trạng trẻ bị trớ khi rơ lưỡi.

Tại sao trẻ bị trớ khi được mẹ rơ lưỡi?

Tuy nhiên các mẹ đừng hoảng hốt khi thấy trẻ bị trớ, nguyên nhân có thể chỉ đơn giản là do lực tay quá mạnh hoặc ngón tay mẹ đưa quá sâu vào cổ họng của bé. Đôi khi việc chống cự của trẻ cũng khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn khi rơ lưỡi cho con. Bài viết sau đây sẽ đưa ra các cách và những điều cha mẹ cần lưu ý để dễ dàng vệ sinh răng miệng cho bé, cải thiện tình trạng bé bị trớ.

Rơ miệng cho trẻ nhỏ – đơn giản nhưng cần khéo léo

Rơ lưỡi cho trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết

Trẻ nhỏ, với sức đề kháng yếu cùng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ dàng trở thành đối tượng bị vi rút, vi khuẩn và các loại nấm tấn công. Vì vậy việc vệ sinh cho bé là một trong những điều vô cùng quan trọng mà các ông bố bà mẹ đều quan tâm. Khoang miệng của trẻ thường có nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến bé chán ăn, lâu ngày còn dẫn đến tình trạng bốc mùi, viêm, nấm ở miệng rất nguy hiểm. Rơ miệng có thể coi là cách vệ sinh đặc biệt cho những người bạn nhỏ của chúng ta sau mỗi lần bú hoặc ăn xong, nhằm hạn chế cặn sữa hay thức ăn.

Trẻ nhỏ cần được cha mẹ được rơ lưỡi 2 – 3 lần/ngày. Để tránh khiến bé bị khó chịu, các bậc cha mẹ nên lựa chọn bàn chải mềm có thiết kế riêng để chải lưỡi cho bé hoặc gạc rơ lưỡi cho trẻ nhỏ. Khi bé được 2 tuổi, cha mẹ có thể dạy con cách đánh răng bằng bàn chải với một lượng kem đánh răng vừa đủ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ và các chuyên gia khuyến cáo một lượng bằng hạt đậu là đủ cho một lần đánh của bé. Ngoài ra cha mẹ cần dạy trẻ cách đánh răng đúng, đánh theo chiều dọc một cách nhẹ nhàng, kĩ lưỡng cả răng, lợi và mặt lưỡi, không được nuốt kem đánh răng.

Hướng dẫn 5 cách rơ lưỡi để trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ khi rơ lưỡi

Rơ lưỡi cho trẻ cần được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên rất nhiều trẻ gặp tình trạng nôn trớ khi rơ lưỡi, khiến không chỉ trẻ bị khó chịu mà còn hình thành bóng ma tâm lý, khiến cha mẹ lo lắng mỗi lần vệ sinh răng miệng cho bé. Để cải thiện tình trạng nôn trớ này, các bậc cha mẹ có thể tham khảo một vài cách vô cùng hiệu quả dưới đây.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng các loại thảo mộc tự nhiên

Sử dụng trà xanh

Trà xanh có rất nhiều ứng dụng để vệ sinh cho trẻ nhỏ. Trong lá trà xanh có những tinh chất có tác dụng sát khuẩn tự nhiên, rất thích hợp để rơ miệng cho trẻ. Tương tự như sử dụng lá rau ngót, bạn cần rửa sạch lá trà, đun sôi với nước, có thể thêm một ít muối vào nước đun và để nguội phần nước cốt. Phụ huynh có thể tham khảo cách rơ lưỡi như sau:

  • Bước 1 – Đeo gạc: đầu tiên bạn phải rửa sạch tay bằng xà phòng/dung dịch rửa tay. Sau đó đeo gạc sạch vào ngón trỏ rồi thấm gạc bằng dịch chiết lá trà xanh, lưu ý không thấm quá đẫm gạc, tránh trường hợp bé nuốt phải nhiều dịch trà xanh khi rơ lưỡi.
  • Bước 2 – Rơ lưỡi: Nhẹ nhàng đưa ngón tay theo vòng tròn để loại bỏ các mảng bám 2 bên nướu, 2 bên má, vòm họng. Rơ toàn bộ lưỡi bằng cách đưa tay theo 1 chiều từ trong ra ngoài, nhẹ nhàng và dứt khoát để không làm bé bị khó chịu, nôn trớ.

Sử dụng lá rau ngót

Dùng lá rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ là một phương thức dân gian được các bà các mẹ truyền tai nhau. Cách này thường được sử dụng khi trẻ có các biểu hiện như quấy khóc, kém ăn, trẻ có nhiều chấm trắng trên lưỡi hay khi các mảng trắng bám chặt vào răng lưỡi của trẻ, khó cạo đi được. Có thể có nhiều người không biết, chỉ bằng vài bước sơ chế đơn giản, lá rau ngót đã có tác dụng loại bỏ đáng kể những cặn thức ăn trong khoang miệng bé.

Để áp dụng cách làm này, đầu tiên các mẹ cần lựa chọn rau ngót tươi trong siêu thị hoặc những nơi uy tín, đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay hoá chất bảo vệ thực vật gây độc hại cho trẻ nhỏ. Sau khi đã mua được rau, việc cần làm tiếp theo là ngâm nước muối 15 phút để diệt khuẩn và sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp đó, bạn đem đun rau ngót đến khi sôi, lọc lấy phần rau đem xay/giã nhuyễn, đổ vào rây lọc hoặc vải voan vắt lấy nước cốt, đến khi đợi tới nguội hẳn là có thể dùng để rơ rơ lưỡi cho trẻ. Một lưu ý rất quan trọng là rau ngót kích thích tiêu hoá, có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá , tiêu chảy hay kích thích đường ruột, vì vậy chỉ sử dụng lá rau ngót để vệ sinh miệng cho những bé trên 5 tháng tuổi.

Phương thức sử dụng rau ngót được nhiều mẹ tin dùng

Sử dụng lá hẹ

Lá hẹ được sử dụng trong trường hợp các bé bị tưa lưỡi nhẹ hoặc vừa. Trong lá hẹ có các thành phần như allicin, adorin… có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh. Các mẹ có thể tham khảo những bước chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu như sau:

  • Nguyên liệu: 100 gram lá hẹ, nước sạch, 1 nắm muối trắng.
  • Sơ chế: Đem lá hẹ ngâm trong nước muối đã pha loãng khoảng 15 phút, rửa sạch với nước. Để ráo. Đem xay hoặc giã nhuyễn.
  • Chế biến lá hẹ thành bài thuốc: Cho hỗn hợp vừa chuẩn bị vào nồi, đun sôi trong 3 –  5 phút, để nguội đến còn ấm. Lọc qua bằng dụng cụ giá hoặc vải gioan lấy phần dịch trong.

Sau khi đã chuẩn bị và sơ chế như trên, bạn tiến hành rơ lưỡi cho bé tương tự như cách làm với lá chè.

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Các phương thức như trà xanh, lá hẹ tuy dịu nhẹ, an toàn cho trẻ nhưng lại có mùi vị khó chịu, đôi khi làm các bé không thoải mái, gây khó khăn cho mẹ khi rơ lưỡi. Nếu không muốn sử dụng các bài thuốc tự nhiên trên thì các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Với thành phần chủ yếu là Natri Chlorid, nước muối sinh lý cũng có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây nấm miệng, viêm miệng. Sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay là nước muối sinh lý 0,9%, đây là nồng độ đã được chứng minh là an toàn cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Một điểm cộng nữa là sản phẩm này không gây kích ứng cho trẻ hay có những tác dụng không mong muốn đến sức khỏe bé, vì vậy các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Để tiến hành rơ lưỡi cho bé, bạn hãy bế bé lên, cho con ngả đầu lên tay còn lại và giữ con cố định. Một điểm các mẹ cần chú ý là khi rơ lưỡi không nên để trẻ nằm, mẹ nên nâng phần đầu của con mình cao hơn phần thân, qua đó có thể hạn chế nôn trớ. Sau đó hãy thấm ướt gạc bằng dung dịch nước muối sinh lý và vệ sinh khoang miệng cho bé như cách đã nêu bên trên.

Nước muối sinh lý 0,9% an toàn cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc rơ lưỡi thảo dược

Rơ lưỡi cho trẻ rất cần thiết và cần được duy trì hàng ngày, thậm chí là khi trẻ 5 tuổi. Vì vậy việc lựa chọn phương thức, bài thuốc nào, chuẩn bị nguyên liệu gì, mua ở đâu, chất lượng có đảm bảo không đôi khi lại trở thành phiền não của cha mẹ, nhất là trong thời đại mọi người đều bận rộn với công việc, cuộc sống hàng ngày. Thậm chí đôi khi một sơ suất nhỏ khi lựa chọn nguyên liệu hay bài thuốc có thể tác động xấu tới trẻ, điển hình nhất là tình trạng trẻ bị nôn trớ khi rơ lưỡi.

Thấu hiểu được tâm lý đó của các bậc phụ huynh, những nhà phát triển đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm gạc rơ lưỡi thảo dược, không những tiện lợi sử dụng mà còn an toàn hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi. Với thành phần kết hợp rau ngót, cúc la mã, trà xanh, keo ong,… đã mang lại hiệu quả diệt khuẩn tối đa, giúp trẻ chống sâu răng, hôi miệng, tưa lưỡi, viêm nướu. Ngoài ra các nhà sản xuất đã khéo léo điều chỉnh tỉ lệ các thành phần, giúp sản phẩm có mùi vị dễ chịu đối với trẻ nhỏ. Một công dụng nổi bật khác của sản phẩm này đó là giúp nướu khoẻ, xoa dịu và giảm triệu chứng đau nướu cho trẻ trong thời kỳ mọc răng. Gạc rơ lưỡi Diệp Nhi Anh sử dụng Polyester Y tế, không mủn vụn và đã được khử trùng nên sẽ tránh được trường hợp trẻ nuốt phát mảnh giấy khi rơ lưỡi.

Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi – lựa chọn số 1 của các bậc cha mẹ

Một vài lưu ý để cải thiện tình trạng trớ của trẻ khi rơ lưỡi:

  • Trẻ mới ngủ dậy hoặc còn đang đói bụng sẽ dễ bị nôn trớ nếu mẹ rơ lưỡi cho bé vào thời điểm đó. Thời gian lý tưởng nhất là khoảng 30 phút – 1h sau khi bé bú. Nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày, không làm quá nhiều vì sẽ gây tiêu chảy.
  • Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng cồn pha loãng, nước sát khuẩn hoặc xà phòng trước khi rơ lưỡi cho trẻ. Cha mẹ cần rửa tay kỹ lại với nước sạch, ít nhất trong 1 phút. Nên tránh những sản phẩm có mùi đậm để không làm bé khó chịu khi ngửi phải.
  • Trước khi rơ lưỡi, cho bé uống khoảng một ít nước để các mảng trắng mềm ra, dễ lấy đi hơn (lưu ý không cho bé uống nhiều nước, tránh bé bị nôn).
  • Gạc lưỡi chỉ sử dụng một lần rồi vứt đi, không tái sử dụng nhiều lần (do không thể rửa vi khuẩn hay các tác nhân bám ở gạc đã sử dụng rồi).
  • Gạc phải được làm từ chất liệu mềm mại, không thô cứng để tránh gây tổn thương đến niêm mạc miệng của trẻ. Gạc dệt từ sợi Polyester được đã được chứng minh là phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Gạc không chứa các sợi bông, vì dễ vướng lại trong khoang miệng, khiến bé nôn trớ hoặc bay trong không khí gây hại đến đường hô hấp của trẻ.
Xem thêm: