fbpx
Diep An Nhi

Sốt xuất huyết có được tắm không? 5 lưu ý khi tắm

02/06/2021 85 Xem

Sốt xuất huyết có được tắm không? Nếu tắm được thì khi tắm cần phải lưu ý những điều gì? Theo dõi ngay trong bài viết dưới đây của Diệp An Nhi.

Sốt xuất huyết có tắm được không?

Sốt xuất huyết có nên tắm không? Câu trả lời là có. Sốt xuất huyết khiến cơ thể tiết mồ hôi, có mùi và khiến người bệnh cảm thấy cơ thể nhớp nháp khó chịu.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà ngoài việc điều trị, bổ sung nước, vitamin và các chất cần thiết thì rất nhiều người băn khoăn sốt xuất huyết có tắm được không? Sốt xuất huyết có tình trạng sốt cao, cơ thể tiết ra mồ hôi khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên việc tắm rửa trong thời gian bị bệnh như này cũng khiến cho nhiều người lo lắng.

sốt xuất huyết có tắm gội được không?
sốt xuất huyết có tắm gội được không?

Sốt xuất huyết vẫn có thể tắm gội bình thường. Việc tắm gội sẽ giúp cơ thể gạt trôi những bụi bẩn tích tụ trên da sau thời gian bị sốt cao khiến cơ thể cảm thấy nhẹ nhõm nhiều hơn.

Sốt xuất huyết kiêng tắm gội đối với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu. Sốt xuất huyết hạ tiểu cầu nếu kỳ cọ mạnh sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ cực kỳ nguy hiểm. Vì thế trong thời gian này người bị bệnh hạn chế tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn.

Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nguyên nhân chính là do muỗi Aedes đốt và truyền virus. Muỗi cái hút máu của người bị bệnh, virus gây bệnh sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi cái từ khoảng 10 – 12 ngày. Trong thời gian virus ủ bệnh trong cơ thể muỗi cái, chúng có thể đốt và có nguy cơ truyền bệnh cho những người khác. Người bị muỗi đốt sẽ phát bệnh từ 4 – 13 ngày sau khi bị muỗi đốt.

Biểu hiện, triệu chứng khi bị sốt xuất huyết

Những biểu hiện, triệu chứng điển hình khi bị sốt xuất huyết:

  • Người bệnh sốt cao đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.  Sốt cao từ 39 – 40 độ.
  • Đau đầu vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng phát ban
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đau bụng buồn nôn
  • Người vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, đi vệ sinh phân đen
Bệnh sốt xuất huyết nguyên nhân chính là do muỗi Aedes
Bệnh sốt xuất huyết nguyên nhân chính là do muỗi Aedes

Xét nghiệm máu người bị sốt xuất huyết cho thấy:

  • Hematocrit tăng cao
  • Tiểu cầu giảm nhanh chóng

Sốt xuất huyết có tỷ lệ tử vong cao (30% – 40%) nếu không được điều trị kịp thời.

Lưu ý tắm gội khi trẻ bị sốt xuất huyết

5  lưu ý tắm gội khi bị sốt xuất huyết

  • Đối với người nào bị bệnh nặng hoặc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì không nên tắm. Thay vì tắm thì phụ huynh có thể dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng toàn cơ thể cho bé.
  • Đối với người mới bị sốt xuất huyết giai đoạn đầu vẫn có thể tắm được như bình thường. Bệnh nhân chỉ cần chú ý không tắm và ngâm người trong nước quá lâu.
  • Tắm với nước có độ ấm vừa phải. Không tắm nước lạnh.
  • Đối với người có tóc dày khi gội đầu cần được sấy khô sau khi gội xong.
  • Tuyệt đối không tắm hay gội đầu với nước lạnh.
Lưu ý tắm gội khi trẻ bị sốt xuất huyết
Lưu ý tắm gội khi trẻ bị sốt xuất huyết

Trẻ sốt xuất huyết có tắm được không?

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi tắm cần lưu ý:

  • Nước tắm cần có nhiệt độ thích hơp.
  • Không tắm mà chỉ lau người qua khi bé sốt hơn 1 ngày.
  • Dùng khăn mềm lau khô cho bé
  • Bé sốt sẽ ra rất nhiều mồ hôi, mẹ nên mặc quần áo rộng rãi cho bé để tránh mồ hôi bí trên da dẫn đến rôm sảy.

Tham khảo thêm bài viết: Các mẹ có biết nước tắm cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu độ?

Sốt xuất huyết có được tắm không? Sốt xuất huyết vẫn được tắm như thông thường. Điều quan trọng là cần phải tắm đúng cách với nhiệt độ nước ấm thích hợp. Khi bị sốt xuất huyết nếu tình trạng sốt không giảm sau 2 ngày phát bệnh tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để có sự điều trị chuẩn xác nhất.

Xem thêm: