fbpx
Diep An Nhi

Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa

13/01/2021 122 Xem

Trẻ bị viêm da cơ địa do những nguyên nhân gì? Trị viêm da cơ địa như thế nào? Cùng Diệp An Nhi tìm hiểu ngay một trong những bệnh về da thường mắc của trẻ em này để có biện pháp phòng ngừa kịp thời nhé!

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em do sức đề kháng yếu hơn. Người lớn cũng có thể mắc viêm da cơ địa (thường là những người có hệ miễn dịch nhạy cảm, dễ bị dị ứng và hen suyễn). Viêm da cơ địa tiếng anh là Atopic dermatitis, còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, bệnh liken đơn mạn tính, eczema hay bệnh sẩn ngứa besnier. 

Viêm da cơ địa phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Viêm da cơ địa phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Viêm da cơ địa (viêm da dị ứng) là loại bệnh chàm phổ biến nhất. Viêm da cơ địa khiến da ngứa, để lại các vết đỏ và nổi mẩn. Đây là một bệnh mãn tính về da, gây khô da, thường bị ở trên mặt, cánh tay và chân.

Trường hợp nghiêm trọng nhất là dẫn đến phát ban, hình thành các mụn nước trong, chứa dịch. Các triệu chứng của phát ban có xu hướng bùng phát và biến mất nhưng cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần tuỳ theo tình hình sức khoẻ và thời tiết.

2. Vì sao trẻ bị viêm da cơ địa – Các tác nhân gây bệnh

Có nhiều tác nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Các bậc phụ huynh có thể theo dõi các tác nhân dưới đây để tìm được nguồn gốc nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa của bé:

  • Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh
  • Một số loại vải, như len hoặc vật liệu dễ xước
  • Nước hoa, sản phẩm chăm sóc da và đồ trang điểm
  • Phấn hoa và nấm mốc
  • Lông động vật (chó, mèo, chuột…)
  • Khói thuốc lá
  • Không khí mùa đông khô / độ ẩm thấp
  • Tắm ở nhiệt độ không thích hợp
  • Da khô
  • Đổ mồ hôi
  • Nhiễm trùng da (đặc biệt là da khô)
  • Một số hormone
  • Bụi hoặc cát
  • Bé dị ứng với một số loại thực phẩm (thường là trứng, các sản phẩm từ sữa, lúa mì, đậu nành và các loại hạt)
Trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa nổi mẩn ở tay
Trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa nổi mẩn ở tay

3. Dấu hiệu trẻ bị viêm da cơ địa – Nhận biết các triệu chứng thường gặp

Để biết là có phải bé bị viêm da cơ địa hay không, mẹ chỉ cần để ý các triệu chứng thường gặp ở bệnh ngoài da ở trẻ em này.

  • Dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ là gây ngứa. Bé sẽ ngứa dữ dội, phát ban đỏ ở sau cổ và đầu gối và ở nếp gấp khuỷu tay. Tình trạng ngứa ngáy thường nặng hơn vào ban đêm khi ngủ.
  • Khoảng 3 tuần sau sinh trẻ sơ sinh mắc viêm da cơ địa sẽ bắt đầu có các đợt bùng phát cấp tính của bệnh với các vùng da bị đỏ và gây ngứa. Các vùng da ngứa, khô và đóng vảy trên má, da đầu, mặt trước của cánh tay và chân bé.
  • Da bé bắt đầu có các mụn nước nông, xuất tiết, đóng vảy, dễ vỡ và có khả năng dẫn tới bội nhiễm.
  • Các vùng da thường bị tổn thương do viêm da cơ địa phần lớn gặp ở vùng da mặt, da vùng cổ, tay chân và thân mình. Phổ biến nhất là viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh.
Bé bị viêm da cơ địa làn da khô, bong tróc
Bé bị viêm da cơ địa làn da khô, bong tróc

Các triệu chứng khác của viêm da dị ứng bao gồm:

  • Có vảy, da khô
  • Phát ban nổi bong bóng, sau đó chảy ra chất lỏng trong suốt
  • Da nứt nẻ, đau và đôi khi chảy máu
  • Da nhăn nheo trên lòng bàn tay hoặc dưới mắt
  • Sạm da quanh mắt

Điểm khác biệt giữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là không gây tình trạng tổn thương các vùng da quấn tã như các dạng hăm tã, mẩn ngứa do thời tiết. Các mẹ cần chú ý để tránh nhầm lẫn để điều trị đúng cách.

Bé bị viêm da cơ địa toàn thân, mặt, trán, má
Bé bị viêm da cơ địa toàn thân, mặt, trán, má

4. Nguyên nhân trẻ mắc viêm da cơ địa

Ngay cả các chuyên gia cũng không chắc chắn nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa ở trẻ em. Tuy nhiên các mẹ có thể dựa trên 3 nhóm nguyên nhân chính kiến trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa sau đây:

  • Đa phần nguyên nhân chính mà trẻ mắc viêm da cơ địa khi còn nhỏ là do di truyền. Nếu một trong số người thân như bố mẹ, ông bà, anh chị em của bé đã từng mắc bệnh này thì khả năng cao là bé cũng sẽ mắc bệnh này. Đôi khi người thân trong gia đình mắc các bệnh khác như dị ứng thời tiết, sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng/ dị ứng phấn hoa) hoặc hen suyễn thì tỷ lệ trẻ mắc viêm da cơ địa hoặc các bệnh giống vậy cũng sẽ cao hơn.
  • Một vài nơi có khí hậu lạnh giá hoặc không khí ô nhiễm nặng cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.
  • Dị ứng thực phẩm không gây ra viêm da dị ứng. Nhưng bị viêm da dị ứng có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như đậu phộng hoặc các sản phẩm từ sữa.
Viêm da cơ địa khiến bé ngứa ngáy, da nổi mẩn
Viêm da cơ địa khiến bé ngứa ngáy, da nổi mẩn

5. Các giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa cũng là một thể của bệnh chàm sữa của trẻ em. Tương tự như các thể chàm khác, viêm da cơ địa ở trẻ em phát triển qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính.

  • Giai đoạn cấp tính: Các triệu chứng bùng phát đột ngột và diễn tiến nhanh. Các vùng da trẻ bị tổn thương là vùng da mặt là chủ yếu (trán, má, cằm). Một vài trường hợp phát ban cũng lan đến chân, tay và toàn thân. Tuỳ theo từng trường hợp mà tình trạng da bé có thể nổi mụn nước. Các mụn nước này có dịch, đóng vảy và rỉ dịch. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn bán cấp với các triệu chứng không điển hình như da khô lại, hơi đỏ và hoàn toàn không tiết dịch hay phù nề.
  • Giai đoạn mãn tính: Đặc trưng bởi tổn thương da khô ráp, nứt nẻ và dày sừng. Vùng da bé bị tổn thương có màu đỏ hoặc đỏ sẫm kèm hiện tượng dày sừng và khô ráp. Da bé khô và nứt nẻ, chảy máu. Trong giai đoạn mãn tính, viêm da cơ địa chủ yếu ảnh hưởng đến những vùng da có nếp nhăn như vùng gấp ở tay, vùng da ở cùi chỏ, bàn chân, bàn tay. Điểm đặc biệt là trẻ bị viêm da cơ địa mãn tính rất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da tái đi tái lại nhiều lần nên mẹ cần chăm sóc da bé đúng cách
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da tái đi tái lại nhiều lần nên mẹ cần chăm sóc da bé đúng cách

Trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa thường đi kèm với các vấn đề sức khỏe có liên quan đến yếu tố dị ứng như mề đay, sẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng và hen phế quản. Giai đoạn này thì các bậc phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để điều trị và có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

6. Trẻ bị viêm da cơ địa phải làm sao? Cách điều trị

Nếu bé mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính với các biểu hiện nhẹ thì các mẹ có thể tự khắc phục và chữa viêm da cơ địa cho bé tại nhà. Các mẹ có thể ngăn chặn các triệu chứng viêm da cơ địa bằng các loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa nhóm steroid hoặc thuốc steroid cho các trường hợp nặng hơn.

(Steroid là nhóm thuốc chống viêm được sử dụng để kiểm soát viêm da cơ địa, eczema và các viêm da khác. Thuốc tồn tại dưới dạng kem (cream), mỡ (oint ment), dung dịch (sclution), gel với các độ mạnh khác nhau, dùng để bôi lên da, niêm mạc, súc miệng. Chúng thường được bào chế đơn thuần hoặc kết hợp với các hoạt chất khác như kháng sinh, kháng nấm, cacipotriol. Các tên thuốc chứa steroid tại chỗ phổ biến được bày bán trên thị trường tại các nhà thuốc: kem bảy màu, Flucinar, Gentrisone, Eumovat, Tomax, Dermovat, Fobancort, Fucicort, Enoti, Fucidin H, Daivobet, Xamiol, …)

Một vài lời khuyên khi sử dụng thuốc của bác sĩ:

Điều trị viêm da cơ địa có thể sử dụng đến các loại thuốc như: Thuốc kháng histamine để kiểm soát ngứa, đặc biệt là vào ban đêm. Thuốc kháng sinh nếu da bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của bạn chẳng hạn như crazaborole (Eucrisa), một loại thuốc mỡ không steroid được sử dụng tại chỗ hai lần một ngày, và Dupilumab (Dupixent), được tiêm 2 tuần một lần.

Tuy nhiên khi bé bị viêm da cơ địa nặng: xuất hiện tình trạng nứt nẻ, chảy máu kèm dịch thì tốt nhất bạn đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi có chuyên môn để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Mẹ có thể tìm cách chăm sóc bé tại nhà nếu bé bị viêm da cơ địa giai đoạn đầu
Mẹ có thể tìm cách chăm sóc bé tại nhà nếu bé bị viêm da cơ địa giai đoạn đầu

5 biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa tại nhà mẹ có thể làm cho em:

– Sử dụng các loại kem dưỡng da thích hợp với trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) để cung cấp độ ẩm và làm giảm tình trạng khô da tại những vùng da bị tổn thương.

– Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì? Tắm các loại nước lá có công dụng giảm ngứa, giảm viêm như kim ngân, sài đất, ngải cứu…

– Sử dụng máy tạo độ ẩm: Bổ sung độ ẩm trong không khí nhất là vào mùa đông giúp da bé không bị khô và ngứa.

– Hạn chế việc gãi ngứa ở bé gây xước da. Mẹ có thể xoa nhẹ lên vùng da ngứa của bé để ngăn bé gãi ngứa. Cắt tỉa móng tay cho con và đeo găng tay vào ban để để trẻ không gãi khi ngủ.

– Mặc các loại quần áo được làm từ chất liệu thoáng mát. Quần áo rộng rãi giúp da không bị đổ mồ hôi và không cọ xát vào da của con.

Để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, các mẹ hãy sử dụng sản phẩm sữa tắm có khả năng cấp ẩm và giảm kích ứng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm. Giữ nhiệt độ và độ ẩm không khí không quá nóng hoặc quá lạnh.

7. Các cách phòng ngừa khi bé bị viêm da cơ địa

Sau các đợt bùng phát, điều mà mẹ có thể làm là giữ cho da của bé khoẻ mạnh và ít bị nổi mụn. Tránh xa các tác nhận có nguy cơ gây nên viêm da cơ địa cho bé. Tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề về da của bé. Tìm sản phẩm sữa tắm, sữa tắm phù hợp có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa cho da bé, tốt nhất là loại sữa tắm dành cho trẻ bị viêm da cơ địa. Giúp con tránh xa khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa nếu những tác nhân này khiến tình trạng da bé tệ hơn.
Chăm sóc làn da của con khoẻ mạnh. Giữ ẩm cho da bé bằng các loại kem đặc, thuốc mỡ ít nước. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi bé vừa tắm xong. Tắm trong thời gian ngắn hơn. Hạn chế việc tắm cho bé trong 10 phút. Mẹ cần tìm hiểu “nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu độ” để có được độ ấm thích hợp. Các mẹ lưu ý là một vài loại sữa tắm diệt khuẩn sẽ có khả năng khô da.
Ngoài ra, mẹ cũng nên có những hiểu biết nhất định về các loại thực phẩm hoặc tự tìm hiểu thêm trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì hoặc cần uống gì để có được cách phòng ngừa và điều trị toàn diện cho bé.

8. Giải đáp: những vấn đề về viêm da cơ địa ở trẻ em mà các mẹ quan tâm

  • Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi Đồng I ” Trẻ bị viêm da cơ địa có phản ứng miễn dịch tốt, viêm da dị ứng thông thường không có chống chỉ định tiêm vacxin.”
  • Trẻ bị viêm da cơ địa bôi thuốc gì? Ngăn chặn các triệu chứng viêm da cơ địa bằng các loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa nhóm steroid hoặc thuốc steroid cho các trường hợp nặng hơn. Sử dụng các loại kem, thuốc có tác dụng trị viêm da cơ địa chuyên biệt.
  • Bé bị viêm da cơ địa nên bôi gì? Tuỳ theo từng giai đoạn ngoài thuốc bôi chuyên dụng do bác sĩ kê đơn thì các mẹ có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da bé.

Trẻ bị viêm da cơ địa không quá nguy hiểm. Điều mà bố mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân, tác nhân và điều trị, phòng ngừa kịp thời cho trẻ. Hy vọng với những kiến thức về bệnh viêm da cơ địa mà Diệp An Nhi cung cấp ở trên sẽ bổ sung thêm kiến thức cho các mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé khoẻ mạnh.
Xem thêm: Trẻ bị Viêm da cơ địa tắm lá gì?

Xem thêm: