Hầu hết chúng ta đều từng bị sốt, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về “sốt, có rất nhiều hiểu nhầm về ý nghĩa thực sự của việc sốt. Dưới đây là sáu sai lầm phổ biến:
Sự thật là không phải lúc nào sốt cũng phải điều trị. Sốt nói chung là một triệu chứng của căn bệnh nào đó.
Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. (>37 ͒C). Sốt thường xảy ra khi cơ thể đang chống chọi với vi khuẩn, khi cơ thể bị nhiễm trùng. Sốt được coi là triệu chứng của một bệnh lý có từ trước chứ bản thân sốt không phải là một bệnh lý.
Khi chúng ta bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, cơ thể sẽ tiết ra các hóa chất tạm thời thiết lập lại “bộ điều nhiệt” của cơ thể trong não. Kết quả là nhiệt độ cơ thể bé tạm thời sẽ tăng cao. Điều này làm cho hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt hơn và nó cũng khiến vi khuẩn, virus khó tồn tại hơn vì cơ thể bé nóng hơn nhiệt độ thích hợp để vi trùng tồn tại.
Vì lý do này mà việc điều trị sốt không phải lúc nào cũng cần thiết. Trong nhiều trường hợp, bé sẽ tự hết sốt khi nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Sự thật là không rõ liệu việc điều trị sốt có khiến bé thấy dễ chịu hơn hay không.
Hầu hết chúng ta đều liên tưởng những cơn sốt sẽ kèm với cảm giác mệt mỏi tệ hại. Nhưng thực tế là chúng ta bị sốt khi ốm. Mặc dù điều trị sốt bằng một số loại thuốc như paracetamol có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn khi bị bệnh, nhưng không ai biết việc giảm đau là do hạ sốt hay do tác dụng giảm đau của thuốc.
Có một số bằng chứng về thuốc giảm đau cho thấy hạ sốt có thể cản trở quá trình hồi phục của bé sau nhiễm trùng. Mặc dù điều đó có thể không tạo ra nhiều sự khác biệt nếu bạn chỉ bị nhiễm trùng nhẹ như cảm lạnh. Nhưng hạ sốt có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết khi mọi người bị bệnh nặng.
Ở trẻ em, PGS Madlen Gazarian, Chuyên gia tư vấn Dược lâm sàng và trị liệu nhi khoa tại đại học NSW khuyến nghị dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5͒C (đo qua nách) và trẻ khó chịu như đau đầu hoặc cảm thấy quá đau đớn.
Mục đích của bất kỳ phương pháp hạ sốt nào đều là cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, thay vì cố gắng hạ nhiệt độ xuống bình thường. Có rất ít bằng chứng cho thấy cơn sốt sẽ tăng lên nếu không điều trị.
Sự thật : Các nghiên cứu cho thấy mọc răng không gây sốt ở trẻ sơ sinh.
Rất nhiều người tin rằng mọc răng có thể gây sốt ở trẻ sơ sinh. Nhưng một nghiên cứu kéo dài 7 tháng, nơi các nhà nghiên cứu theo dõi trẻ sơ sinh rất chặt chẽ để kiểm tra những triệu chứng nào liên quan đến việc mọc răng mới đã không tìm thấy bằng chứng nào về việc sốt.
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ là thời gian trẻ mọc nhiều răng mới (4-24 tháng tuổi) trùng với thời gian trẻ dễ bị nhiễm trùng, hay ốm. Đây mới chính là nguyên nhân gây sốt của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy một số triệu chứng có liên quan đến việc mọc răng của trẻ, nhưng không có sốt.
Sự thật là những cơn sốt hầu như không bao giờ có hại.
Hầu hết trẻ em bị sốt chỉ cảm thấy khó chịu đôi chút. Nhưng cứ 30 bé thì có 1 bé bị sốt kèm co giật hoặc sốt vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Điều này là phổ biến với lứa tuổi từ sáu tháng tuổi đến sáu tuổi.
Khi lên cơn co giật, trẻ thường mất ý thức, các cơ của trẻ có thể bị cứng và giật, mặt có thể đỏ hoặc xanh. Những lúc bé bị co giật, cha mẹ rất sốt ruột và lo lắng nhưng chúng không gây tổn thương não và hầu như không gây hại.
Nếu nó xảy ra với con của bạn, bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh và đặt bé trên bề mặt mềm, cho bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Bạn hãy theo dõi bé để mô tả lại với bác sĩ thời gian bé co giật và những gì xảy ra với bé.
Bạn không nên đặt bé vào bồn nước lạnh và không cố gắng kiềm chế trẻ co giật vì có thể sẽ làm bé bị thương. Lúc này bạn không thể làm gì để cơn co giật ngừng lại. Nếu nó kéo dài hơn 5 phút, bạn hãy gọi cấp cứu hoặc bạn có thể gọi bác sĩ tới nhà.
Đừng cố gắng cho trẻ uống thuốc vì sẽ khiến trẻ bị sặc vào đường thở. Nếu muốn giảm sốt, bạn có thể dùng viên đặt hậu môn.
Sự thật là nhiệt độ cơ thể không phải lúc nào cũng là một chỉ số đáng tin cậy về bệnh tật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đối với trẻ em, thay vì việc chỉ dựa vào cơn sốt để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn hãy quan sát trẻ hoặc hỏi các bé. Bạn để ý xem bé có đau đớn, khó chịu, mệt mỏi hay các bé vẫn đang chơi đùa bình thường. Bé có tỉnh táo không hay bé nằm li bì. Một số trẻ sốt 39͒C nhưng vẫn vui đùa chạy nhảy bình thường và lúc này bạn không cần quá lo lắng.
Hãy đưa bé tới gặp bác sĩ nếu nhiệt độ đo nách của bé lớn hơn 38,5͒C và khi:
• Nhìn trẻ rất mệt mỏi, trẻ không muốn làm gì.
• Trẻ dưới 6 tháng tuổi
• Trẻ đã uống hạ sốt nhưng vẫn sốt liên tục
• Trẻ có các triệu chứng:
• Cổ cứng hoặc ánh sáng làm đau mắt trẻ
• Nôn mửa và không uống nhiều nước.
• Phát ban
• Ngủ nhiều hơn bình thường
• Bé khó thở
• Bé rất đau đớn
• Bạn quá lo lắng về sức khỏe của bé
Sự thật là không nên tắm nước lạnh để hạ sốt.
Mặc dù có vẻ là ý kiến hay khi cho trẻ tắm với nước lạnh để hạ sốt nhưng điều đó vô cùng nguy hiểm. Nước lạnh có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể vì làm mát da và gây rùng mình.
Tuy nhiên, tắm nước ấm (ấm) có thể giúp trẻ dễ chịu hơn.Đặc biệt mẹ có thể dùng nước tắm thảo dược cho trẻ sơ sinh để xông tắm cho bé. Mẹ lưu ý rằng vẫn phải pha nước tắm với nước ấm và giữ ấm cho bé.
Tham khảo: Nước tắm thảo dược cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Một số biện pháp đơn giản khác có thể làm cho trẻ bị sốt dễ chịu hơn bao gồm:
• Uống nhiều nước trong để thay thế lượng nước bị mất do đổ mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy – nước hoặc dung dịch bù nước uống có chứa chất điện giải.
• Thay quần áo và khăn trải giường thường xuyên.
• Mặc cho bé quần áo thoáng mát, không quấn chăn cho bé.
• Mở cửa thông gió cho căn phòng thoáng mát.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông