fbpx
Diep An Nhi

Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ: Nguyên nhân & cách điều trị

04/02/2021 42 Xem

Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ thường xuất hiện ở trẻ từ 3 tháng – 12 tháng tuổi. Bệnh này còn được biết đến với cái tên dân gian “cứt trâu”. Các lớp vảy hoặc mảng tróc xuất hiện ở một số vùng của cơ thể như da đầu, chân mày hay các vùng có nếp gấp. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh ngoài da thường gặp này trong bài viết dưới.

Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ là gì?

Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ còn được gọi là viêm da tiết bã nhờn. Đây là một tình trạng bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh sẽ thường xuất hiện vào khoảng trước 3 tháng tuổi, và có khả năng tự lành sau 6 – 12 tháng. Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh không phải do bố mẹ vệ sinh không đúng cách hay là triệu chứng của một bệnh lý nào cả.

Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ là gì?
Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ là gì?

Khi trẻ bị viêm da tiết bã da đầu thì sẽ thường gặp những triệu chứng sau:

  • Vùng da đầu xuất hiện các lớp vảy dày hoặc mảng tróc.
  • Da đầu bị nhờn hoặc khô, đóng từng mảng như gàu màu vàng và trắng.
  • Các mảng da này sẽ khô và bong ra.
  • Xuất hiện mẩn hoặc ửng đỏ.
  • Ở vùng có lông như đầu, mũi, lông mày, tai, râu và bẹn cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu tương tự.
  • Những vùng có nếp gấp như rốn, nếp dưới ngực, hai bên má hình cánh bướm, kẽ mũi, giữa hai lông mày, kẽ mông, rốn,… cũng sẽ có triệu chứng tương tự khi cọ xát nhiều hoặc bệnh trở nặng.

Ngoài bệnh viêm da tiết bã da đầu, thì các loại bệnh như chàm sữa, viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da, chàm da, nấm da đầu hoặc các loại bệnh da liễu khác cũng có thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như có mảng khô, đóng vảy trên da đầu. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định đúng loại bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Dấu hiệu trẻ bị viêm da tiết bã da đầu
Dấu hiệu trẻ bị viêm da tiết bã da đầu

Nguyên nhân nào gây ra viêm da tiết bã nhờn ở trẻ?

Viêm da tiết bã nhờn da đầu sẽ xuất hiện khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn lại, nó sẽ khiến cho các lớp sừng trên da bị bong tróc nhanh hơn, chúng kết dính với nhau tạo thành mảng và bạn có thể quan sát bằng mắt thường.

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm da tiết bã trên đầu. Nhưng các chuyên gia về da liễu vẫn có thể giải thích hiện tượng này là do tình trạng tăng tiết bã nhờn trên da, kết hợp với loại nấm Malassezia ovale hoặc vi khuẩn P.Acne gây ra bệnh viêm da tiết bã ở da đầu.

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Việc trị viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Hiện nay đã có khá nhiều sản phẩm đặc trị sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn có thể kết hợp thêm một vài giọt dầu khoáng để thoa lên da, điều này giúp cho lớp vảy mềm và dễ bong hơn.

Việc trị viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
Việc trị viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Cách điều trị viêm da tiết bã da đầu ở trẻ

  • Tìm mua những loại dầu gội đầu có chứa hoạt chất Ciclopirox, ketoconazol, kẽm pyrithione, acid salicylic, selenium sulfide hoặc coal tar. Gội 1 tuần từ 2 – 3 lần, sử dụng ít nhất trong 1 tháng.
  • Kết hợp Steroid dạng gel hoặc dung dịch để giảm viêm và giảm ngứa vùng da đầu, sử dụng đều mỗi ngày.
  • Sử dụng kem tar để bôi lên những vùng da đầu có nhiều vảy, để yên vài giờ rồi gội đầu bằng nước sạch.

Cách trị viêm da tiết bã da ở ngực, lưng, mặt và các vùng khác

  • Sử dụng các loại dung dịch rửa không chứa xà phòng để làm sạch vùng bệnh, áp dụng mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
  • Thoa kem có chứa hoạt chất ciclopirox hoặc ketoconazole để thoa lên da, mỗi ngày một lần, duy trì từ 2 – 4 tuần và thực hiện thêm nếu cần.
  • Sử dụng kem hydrocortison mỗi ngày 2 lần, kéo dài từ 1 – 2 tuần. Bạn có thể thay thế bằng hoạt chất steroid để có tác dụng mạnh hơn.

Các sản phẩm mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên, bố mẹ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất.

Khi điều trị viêm da tiết bã cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý

  • Chỉ gội đầu cho trẻ bằng nước ấm và ở trong phòng kín, không có gió.
  • Không dùng các loại dầu gội có chất tẩy rửa.
  • Không cố gắng kì cọ mạnh để loại bỏ các lớp vảy trên đầu trẻ.
  • Không tắm gội cho bé quá 2 lần mỗi ngày hoặc quá lâu, việc này sẽ khiến da của bé khô hơn, làm cho các mảng tróc xuất hiện nhiều hơn, thậm chí là gây mưng mủ, mụn nhọt.
bố mẹ cần lưu ý khi điều trị viêm da tiết bã cho trẻ
bố mẹ cần lưu ý khi điều trị viêm da tiết bã cho trẻ

Ngoài các cách điều trị viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi đã liệt kê, thì vẫn có nhiều gia đình tìm hiểu và hay áp dụng cách điều trị theo phương pháp dân gian.

Trên thực tế, những cách truyền miệng từ thời xưa có thể đúng theo một phần nào đó, và áp dụng với trường hợp mới phát hoặc bệnh nhẹ. Nó chỉ giúp bạn kiểm soát viêm da tiết bã tạm thời chứ không điều trị dứt điểm. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ dễ khiến cho bé bị viêm nhiễm và làm bệnh nặng hơn, bố mẹ nên lưu ý để tránh gây ra những hậu quả về sau nhé!

Có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bị viêm da tiết bã?

Khi nào thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ? Viêm da tiết bã ở trẻ tuy không phải là mọt bệnh lý nguy hiểm, nhưng do nó lại là dạng bệnh mãn tính nên khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều bất tiện.

Bạn có thể tự điều trị viêm da tiết bã da đầu tại nhà trong khoảng 1 – 2 tháng đầu, nhưng nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tìm cho mình một bác sĩ để có cách điều trị cho bé hiệu quả hơn.

Có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bị viêm da tiết bã?
Có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bị viêm da tiết bã?

Đặc biệt, nếu chuyển biến của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, các dấu hiệu kèm triệu chứng của bệnh bắt đầu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để được làm xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các biện pháp phòng tránh viêm da tiết bã da đầu ở trẻ

Để hạn chế gặp phải tình trạng viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy lưu ý những điều sau, vừa để ngăn ngừa, vừa để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn, giúp bé hồi phục nhanh hơn:

  • Bổ sung thêm Vitamin B trong quá trình mang thai để giúp bé có làn da khỏe mạnh. Nhưng nhớ là phải trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung thêm các nhóm Vitamin vào thực đơn mỗi ngày nhé!
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để cọ da đầu cho bé lúc tắm, không dùng móng tay hoặc chà xát quá mạnh sẽ gây tróc lớp vảy.
  • Có thể kết hợp thêm dầu baby để vùng da của bé mềm hơn, massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút, thực hiện trước khi tắm gội khoảng 1 vài giờ để các lớp vảy tự bong tróc.
  • Luôn giữ cho làn da của bé sạch sẽ và khô thoáng, sử dụng các loại vải mềm mại cho bé, tránh để vùng da của bé bị bí bách.

Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường gặp ở những tháng đầu đời, nhưng bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ cần đưa bé đi thăm khám và có hướng điều trị đúng thì các triệu chứng của bệnh sẽ hết. Hy vọng bài viết mà Diệp An Nhi vừa chia sẻ đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Xem thêm: