Trẻ bị mẩn ngứa là do đâu? Mẩn ngứa là hiện tượng thường gặp ở mọi độ tuổi kể cả trẻ em. Tuy nhiên mẩn ngứa lại là triệu chứng, biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau. Bắt bệnh nguyên nhân và các điều trị, chăm sóc khi trẻ bị mẩm ngứa trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ nổi mẩn ngứa là do đâu? Tuỳ theo các vết mẩn ngứa và hình dạng biểu hiện bên ngoài mà có thể tìm hiểu được các nguyên nhân khác nhau. Trẻ em có hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ bên ngoài như môi trường, thời tiết, thức ăn, vi khuẩn, virus…
Nhìn chung có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là do yếu tố bên ngoài, môi trường tác động và do yếu tố bên trong khi nạp các chất vào cơ thể như thức ăn, nước uống. Một vài trường hợp trẻ mẩn ngứa do các bệnh ngoài da khi bé mắc phải như mề day, chàm da, rôm sảy, mụn nhọt, viêm da cơ địa.
Trẻ bị mẩn ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Hiện tượng trẻ bị mẩn ngứa ở tay, chân, lưng, đầu hay khắp người có thể do nguyên nhân bệnh lý, do các yếu tố bên trong và do tác động của môi trường bên ngoài.
Các bệnh lý có thể khiến trẻ bị mẩn ngứa ở tay, chân, lưng bao gồm:
Một trong những nguyên nhân nhiều khiến trẻ bị mẩn ngứa là do dị ứng thời tiết. Biểu hiện khi trẻ dị ứng thời tiết là trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người. Dị ứng thời tiết cả ở trẻ và người lớn đều có tính di truyền. Nếu cha mẹ có cơ địa dị ứng, khả năng cao bé cũng dễ bị mắc các bệnh dị ứng. Sức đề kháng yếu cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh.
Thời tiết chuyển giao nóng lạnh, lúc ẩm, hanh khô, lúc nóng lúc lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn phát triển và khuếch tán mần bệnh. Các chất dị ứng trong không khí khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với nó. Ngoài mẩn ngứa thì dị ứng thời tiết nghiêm trọng có thể dẫn đến phát ban và nôn. Trẻ bị mẩn ngứa vào mùa hè thì đó có thể là do rôm sảy chứ không phải dị ứng thời tiết.
Điều quan trọng khi trẻ bị mẩn ngứa là bố mẹ phải biết trẻ bị nguyên nhân ngứa là do đâu thì mới có thể điều trị an toàn, nhanh khỏi cho bé. Điều trị hiệu quả mẩn ngứa cho bé, mẹ nên lưu ý và kết hợp cả 4 phương pháp: điều trị bằng thuốc tây, tắm lá, ăn uống và chăm sóc da co con.
Một lưu ý khi dùng thuốc Tây là các vị phụ huynh cần phải dùng theo khuyến cáo của bác sĩ. Thông thường các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
Đặc biệt khi sử dụng thuốc có chứa corticoid cần thận trọng và theo dõi liên tục phản ứng của trẻ, báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu và biểu hiện bất thường.
Bé dù mắc các triệu chứng mẩn ngứa do bệnh lý hay do môi trường bên ngoài cũng có thể giảm ngứa bằng các biện pháp giảm ngứa bên ngoài thông qua việc chăm sóc da bên ngoài như tắm bằng các loại nước lá. Các loại lá tắm trị ngứa cho bé như lá chè xanh, khế, kinh giới, ổi, sài đất, tía tô…Mẹ có thể tham khảo chi tiết bài viết: “Mách mẹ 7 loại lá tắm trị ngứa cho trẻ hiệu quả nhất nên sử dụng”.
Trẻ bị mẩn ngứa nên kiêng một số loại thực phẩm nhất định để ngăn chặn tình trạng của bệnh như hải sản, thực phẩm chứa nhiều đạm, gia vị cay nóng và thức ăn nhiều dầu mỡ. Hải sản, thực phẩm nhiều đạm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra dị ứng và xuất hiện các hiện tượng mẩn đỏ, đau bụng, khó thở, tiêu chảy, ngứa….Thay vì các món ăn quá bổ dưỡng thì bữa ăn hằng ngày nên thay bằng thực phẩm thanh đạm, giàu vitamin và chất kháng viêm như rau củ quả, nghệ, tỏi.
Riêng với trẻ bị nổi mề đay kiêng ăn gì thì Diệp An Nhi đã có hẳn một bài viết cực chi tiết. Mẹ tham khảo tại đây nhé!
Việc mẩn ngứa ở trẻ em hoàn toàn không thể tránh khỏi nhất là trong giai đoạn đầu đời của con trẻ. Biện pháp phòng tránh tốt nhất để bé không bị mẩn ngứa là chăm sóc da cho bé sạch sẽ. Một số biện pháp chăm sóc da khi trẻ bị mẩn ngứa, nổi đỏ do dị ứng thời tiết, rôm sảy, hoặc các nguyên nhân khác:
Trẻ bị mẩn ngứa khiến bé khó chịu. Điều quan trọng mẹ phải tìm ra được nguyên do vì đâu và có những biện pháp điều trị kịp thời. Diệp An Nhi hy vọng rằng với những ưu việt của sản phẩm có từ nguồn gốc thảo dược sẽ giúp cho bé có một làn da khoẻ mạnh.