fbpx
Diep An Nhi

Phương pháp điều trị cho trẻ bị hăm ở vùng kín

22/01/2021 25 Xem

Trẻ bị hăm ở vùng kín là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Trung bình cứ 4 bé thì có 1 bé bị hăm ít nhất một lần trong đời và nguy cơ tái phát cao. Hăm vùng kín làm bé đau ngứa, khó chịu và quấy khóc. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng và lúng túng không biết cách điều trị sao cho dứt điểm. Bài viết dưới đây là phương pháp chăm sóc và chữa trị hiệu quả cho bé bị hăm ở vùng kín.

Những biểu hiện khi trẻ bị hăm ở vùng kín

Vùng kín là khu vực thường xuyên tiếp xúc với bỉm tã nên tình trạng này còn được gọi là hăm tã. Khu vực này có nhiều nếp gấp kém thoáng khí nên rất dễ bị hăm. Bé bị hăm ở vùng kín (hăm tã) có những dấu hiệu nhận biết như sau:

 Thay đổi làn da: 

  • Bộ phận sinh dục và các vùng xung quanh gồm bẹn, háng, mông, hậu môn của bé có làn da chuyển hồng hoặc đỏ, đôi khi sưng tấy
  • Da mềm và hơi ấm nóng khi chạm vào
  • Làn da có dấu hiệu bị khô, bong tróc hoặc đóng vẩy
  • Một số trường hợp hăm vùng kín xuất hiện mụn mủ

Thay đổi về tính cách của bé: Bé trở nên khó chịu, dễ quấy khóc hơn, đặc biệt là lúc thay tã hoặc lúc tiểu tiện/đại tiện. 

Trẻ bị hăm ở vùng kín thường bị ngứa ngáy, đau rát do tổn thương
Trẻ bị hăm ở vùng kín thường bị ngứa ngáy, đau rát do tổn thương

Hăm vùng kín thường xảy ra ở trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Dù bệnh không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho các bé. Nhưng nếu không được chữa trị sớm, sẽ gây lở loét, nhiễm trùng, khó chữa trị và để lại sẹo cho bé về sau.

Ở các mức độ nặng nhẹ của bệnh, bé bị hăm ở hậu môn, ở vùng kín sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Mẹ cần xác định đúng tình trạng bệnh của bé để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về các giai đoạn hăm tã ở trẻ nhỏ tại đây

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm vùng kín? Mẹ tìm hiểu ngay 6 nguyên nhân dưới đây:

  • Làn da của bé nhạy cảm yếu ớt, đề kháng và miễn dịch yếu.
  • Vùng kín thường xuyên được đóng tã khiến khu vực này kém thoáng khí. Đặc biệt chúng bị ấm, ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi sản sinh và lây lan vi khuẩn.
  • Kích ứng do làn da cọ xát vào tã hoặc quần áo, hoặc do tiếp xúc với các tác nhân khác ngoài môi trường
  • Kích ứng do phân và nước tiểu đọng lại khi bé đóng bỉm.
  • Bé thay đổi chế độ ăn uống khiến thành phần trong phân thay đổi, tăng nguy cơ bị hăm vùng kín.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm ở vùng kín.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm ở vùng kín.

Cách điều trị đơn giản, dứt điểm cho bé bị hăm đỏ vùng kín

Để tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín chấm dứt sớm và triệt để, mẹ nên kết hợp điều trị và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là các bước trị hăm vùng kín, trị hăm háng cho bé mẹ nên biết.

Làm sạch vùng kín cho bé thường xuyên

Mẹ cần thường xuyên thay tã, rửa sạch toàn bộ vùng mông, bẹn, háng, bộ phận sinh dục của bé bằng nước sạch. Đặc biệt chú ý làm sạch những vùng da có nhiều nếp gấp.

Giữ da bé khô thoáng

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, mẹ cần dùng khăn mềm thấm khô da nhẹ nhàng, không để lại nước thừa còn đọng trên da.

Thoa thuốc trị hăm 

Làn da bé luôn phải sạch sẽ và khô thoáng để hạn chế hăm vùng kín
Làn da bé luôn phải sạch sẽ và khô thoáng để hạn chế hăm vùng kín

Sau khi vệ sinh và thay tã, mẹ bôi thuốc trị hăm sẽ giúp bé giảm đau ngứa. Đồng thời nhanh chóng chữa lành các tổn thương da, ngăn vết hăm lây lan sang khu vực khác. Đồng thời tạo hàng rào bảo vệ da hoàn hảo. Mẹ có thể tìm và lựa chọn loại thuốc trị hăm tốt cho bé qua bài viết: “Điểm mặt 10 loại thuốc trị hăm hiệu quả nhanh chóng, an toàn nhất hiện nay”.

Lưu ý: Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc cho bé con.

Tắm lá thảo dược để trị hăm vùng kín

Có vô vàn loại thảo dược như  lô hội, dầu dừa, lá trầu không, trà xanh…  vô cùng lành tính. Chúng có công dụng chữa hăm háng cho bé rất hiệu quả, đồng thời phòng ngừa hăm tái phát. Vậy làm thế nào để dùng lá thảo dược trị hăm vùng kín, trị hăm hậu môn cho trẻ sơ sinh? Mời mẹ tham khảo thông tin tại bài đăng: “6 cách điều trị hăm tã bằng phương pháp tự nhiên an toàn nhất cho trẻ”.

Tận dụng những lợi ích chữa bệnh của thảo dược, những sản phẩm nước tắm cho bé được sản xuất. Các sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên, an toàn, lành tính và rất tiện lợi khi sử dụng. 

Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hỗ trợ trị hăm háng cho cho bé hiệu quả
Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hỗ trợ trị hăm háng cho cho bé hiệu quả

Lưu ý khi điều trị và chăm sóc cho trẻ bị hăm ở vùng kín

Cấu tạo bộ phận sinh dục của bé trai và bé gái khác nhau nên mẹ cần biết cách vệ sinh riêng cho từng bé.

– Với trẻ bị hăm vùng kín bé trai: Đặc biệt chú ý làm sạch đầu dương vật và lớp da bao phủ quanh đầu dương vật. Dùng ngón tay để vệ sinh một cách nhẹ nhàng. 

– Với bé gái có cấu tạo bộ phận sinh dục nhạy cảm hơn: Khi vệ sinh vùng kín cho bé, mẹ dùng khăn ướt lau theo chiều từ trước ra sau, tuyệt đối không lau theo hướng ngược lại đẻ tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn tới bộ phận sinh dục.

Ảnh 5. Trẻ bị hăm vùng kín be trai và bé gái cần được vệ sinh theo cách khác nhau

– Mặc quần rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt.

– Lựa chọn loại tã phù hợp dành riêng cho bé trai hoặc bé gái.

– Mẹ cần đưa con tới ngay bệnh viện nếu trẻ bị hăm vùng kín xuất hiện các dấu hiệu: mụn mủ vỡ lở loét gây chảy máu hoặc rỉ dịch, bé lên cơn sốt, bé bị nóng rát hoặc đau khi đại tiện/tiểu tiện.

Cách phòng chống hăm vùng kín cho bé

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mặc dù không phải lúc nào mẹ cũng có thể giúp bé con tránh khỏi tình trạng hăm vùng kín. Nhưng thực hiện một vài bước phòng chống dưới đây sẽ làm giảm nguy cơ gây viêm, hăm đáng kể cho bé:

  • Giữ cho bộ phận sinh dục, mông, bẹn của bé luôn sạch sẽ và khô ráo.
  • Để khô da trước khi quấn tã.
  • Sử dụng các sản phẩm thuốc bôi hoặc kem trị hăm tã để tăng cường bảo vệ da.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về các cách phòng chống hăm vùng kín cho bé. Mẹ có thể đọc các hướng dẫn chi tiết hơn tại đây 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp mẹ chữa và chăm sóc cho trẻ bị hăm ở vùng kín hiệu quả. Trẻ bị hăm vùng kín không khó chữa nhưng lại rất dễ tái phát. Vì vậy mẹ hãy cẩn thận và chủ động phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh cho bé nhé.

Xem thêm: