fbpx
Diep An Nhi

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh – những điều mẹ cần biết

21/10/2020 102 Xem

Mụn sữa (tiếng anh là Millia) là bệnh ngoài da thường gặp của trẻ những năm tháng đầu đời? Mụn sữa có nguy hiểm gì cho bé hay không? Cùng Diệp An Nhi tìm hiểu về bệnh ngoài da này và mách mẹ cách trị mụn sữa đơn giản và nhanh chóng nhé!

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ những tháng đầu tiên sau khi sinh thường xuyên xuất hiện các mụn màu trắng nhạt như màu sữa (hay còn gọi là hạt kê). Mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Mụn sữa thấy được gần như ở một nửa số trẻ sơ sinh từ khi mới sinh.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một chứng bệnh ngoài da thường gặp
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một chứng bệnh ngoài da thường gặp

Mụn sữa có kích thước 1-2 mm, nằm như một u đặc bên dưới da. Mẹ có thể nhìn thấy mụn sữa ở trẻ ở các khu vực như lông mày, mũi, những phần có nếp gấp, trên đầu. Hầu hết mụn sữa có khả năng biến mất khi trẻ lớn dần. Có nhiều trẻ có thể phát triển muộn hơn sau giai đoạn sơ sinh là thời thơ ấu hoặc thiếu niên.

Nguyên nhân xuất hiện mụn sữa ở trẻ

Mụn sữa xảy ra khi các tế bào da chết từ lớp biểu bì bị mắc kẹt trong các túi nhỏ trên bề mặt da. Điều này gây ra các mụn nhỏ, màu trắng, giống như ngọc trai trên da của trẻ. Trong một vài trường hợp trẻ uống sữa công thức và dị ứng hoặc không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin. Hoặc bé cũng có thể nổi mụn sữa do mẹ ăn thức ăn nóng hoặc có chứa chất không phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.

Mụn sữa thường xuất hiện ở mũi, hai bên cánh mũi, trán, đầu
Mụn sữa thường xuất hiện ở mũi, hai bên cánh mũi, trán, đầu

Mụn sữa thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá ở trẻ em. Bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm sẽ có thể phân biệt bằng cách chỉ kiểm tra da bên ngoài mà không cần xét nghiệm chẩn đoán để xác nhận sự hiện diện của mụn sữa. Mụn sữa cũng có thể tiếp tục xuất hiện trên da của bé trong một vài năm đầu đời.

Các triệu chứng mụn sữa

Mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh có đặc trưng bởi các nốt sần màu trắng, hình ngọc trai, có thể nhìn thấy trên da của bé. Chúng phổ biến nhất ở mũi, má và cằm và những vùng khác trên khuôn mặt. Trên da đầu của trẻ cũng có thể thấy các nốt phồng, đặc biệt là khi tóc thưa. Trong một số trường hợp, các vết sưng có thể lan đến thân, chân tay hoặc thậm chí xuất hiện ở miệng và vòm họng.

Trẻ quẩy khóc bất thường cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nổi mụn sữa. Trẻ nổi nhiều mụn sữa hơn khi đang bị nóng trong, da bị dính nước bọt, sữa hay tiếp xúc với quần áo vải thô ráp. Mụn sữa thường sẽ tự khỏi khi trẻ được 3 tháng. Nếu ngoài 3 tháng bé vẫn bị mụn sữa, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn một số loại thuốc phù hợp.

Phân biệt các loại mụn sữa ở trẻ

Có nhiều loại mụn sữa khác nhau như mụn sữa ở trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, mụn sữa mảng bám, thứ phát, nguyên phát… Phụ huynh có thể theo dõi chi tiết trong phần dưới đây để hiểu rõ hơn về trường hợp mà bé mắc phải.

  • Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Đây là dạng mụn sữa mà trẻ sơ sinh thường mắc phải có màu trắng đục như đốm sữa. Mụn sữa ở trẻ em không nguy hiểm và có thể tự hết.

  • Mụn sữa ở vị thành niên

Mụn sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc sau khi sinh vài năm. Mụn sữa ở trẻ vị thành niên có thể liên quan đến các rối loạn di truyền như hội chứng Rombo, hội chứng Gardner, hội chứng naevus tế bào đáy, hội chứng pachyonchia, hội chứng Bazex Dupre Christol.

  • Mụn sữa mảng bám

Mụn sữa tạo thành mảng bám là một tập hợp nhiều tổn thương lan rộng trên đường kính rộng trên da. Nguyên nhân xuất hiện mụn sữa mảng bám là do các rối loạn da như pseudoxanthomaasticum, lupus ban đỏ dạng đĩa và bệnh liken phẳng.

  • Mụn sữa thứ phát

Khi có mụn sữa tái phát ảnh hưởng đến mặt, cánh tay và thân mình, nó được gọi là mụn sữa nhiều đợt. Mụn sữa có thể không có triệu chứng như mụn sữa ở trẻ, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể ngứa. Mụn sữa có thể xuất hiện khi xảy ra phản ứng một số loại thuốc bôi ngoài da như phenol, kem corticosteroid, kem 5-fluorouracil và hydroquinone.

  • Mụn sữa do chấn thương

Mụn sữa do chấn thương đề cập đến tình trạng da phát sinh tại vị trí chấn thương da. Mụn sữa xuất phát từ các ống dẫn mồ hôi ở vùng kín và gợi nhớ đến một nốt vôi hóa. Các chấn thương thường gặp trên da có thể gây ra mụn sữa bao gồm bỏng nhiệt, phát ban phồng rộp và da bị trầy xước.

Làm sao để hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Làm sao để hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Cách trị mụn sữa ở trẻ  đơn giản và hiệu quả nhất là chăm sóc da hằng ngày cho bé một cách khoa học. Hầu hết các vết sưng trên da của em bé sẽ tự lành, mặc dù phải mất một vài tuần mới có thể hết hoàn toàn.

  • Chăm sóc da cơ bản bằng cách tắm cho bé bằng nước ấm (không nóng), sử dụng sữa tắm chứa chất tẩy rửa nhẹ nhàng và nước ấm. Mẹ cũng có thể đun nước lá tắm cho bé như sài đất, lá riềng, nước hạt mùi,…Tham khảo ngay bài viết “trẻ sơ sinh bị mụn sữa tắm lá gì” nếu mẹ muốn tìm hiểu về các loại nước tắm lá cho bé. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng nước tắm thảo dược an toàn cho da bé có khả năng ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt là một ý tưởng không tồi.
  • Không nên chà xát da mạnh khi đang lau khô, thay vào đó nên dùng khăn lau nhẹ cho khô. Bạn không nên cố gắng cậy hoặc nặn chúng vì điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Da của trẻ cần được dưỡng ẩm bằng kem dưỡng ẩm không chứa nước hoa, không chứa dầu để đảm bảo da không bị khô.
  • Mẹ nên lựa chọn cho bé những bộ quần áo cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu có thể mẹ nên cho bé dùng tã vải tránh bị bí. Đồ dùng của bé như chăn màn, gối, ga cũng cần được vệ sinh thường xuyên bằng chất tẩy rửa nhẹ, không chứa nước hoa.
  • Mụn sữa ở trẻ không khiến bé khó chịu hay đau đớn. Nó không gây ngứa nhưng nếu trẻ gãi vào xung quanh trẻ có thể bị mẩn đỏ hoặc sưng tấy. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát cần phải được đưa bé tới khám bác sĩ.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau một vài tháng và không hề nguy hiểm với con bạn. Mẹ có thể tự chăm sóc để làm giảm triệu chứng nổi mụn sữa ở bé ngay tại nhà bằng những cách mà Diệp An Nhi giới thiệu ở trên. Nếu có cách thức gì đặc biệt mà mẹ biết, hãy chia sẻ thêm và thảo luận dưới phần bình luận nhé!

Xem thêm: