fbpx
Diep An Nhi

Chàm sữa có chữa khỏi không? 5 lưu ý các mẹ nhất định phải biết

19/01/2021 67 Xem

Chàm sữa có chữa khỏi không? Căn bệnh chàm sữa ở trẻ do những nguyên nhân nào và cách điều trị như thế nào cho đúng? Hãy cùng Diệp An Chi tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh chàm sữa thông qua bài viết sau đây.

Chàm sữa là gì? Những thông tin cơ bản về bệnh mẹ bỉm nên biết

Tại sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa? Chàm sữa là một loại bệnh viêm da mãn tính xuất hiện ở trẻ em nhưng không lây lan. Nếu như tình trạng chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần, thì nó có thể chuyển sang chàm thể tạng. Vậy nên, chàm sữa còn có thể được xem như là bệnh chàm thể tạng giai đoạn đầu.
Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh chàm sữa tại: Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cẩm nang điều trị A – Z

Trẻ bị chàm sữa
Trẻ bị chàm sữa

Chàm sữa có tự khỏi không? khi nào hết

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em thường xuất phát từ 2 tác nhân chính: Đó là do dị ứng hoặc do cơ địa. Thường những chất gây dị ứng sẽ do những tác nhân như:

  • Các tác nhân bên ngoài: Thời tiết, khói bụi, xà phòng tắm giặt, nấm mốc, khói thuốc, vải quần áo, lông thú cưng,…
  • Các tác nhân bên trong: Thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, bé bị nhiễm khuẩn, mẹ cho bé bú sai cách,…

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý với chàm sữa thời tiết, nhất là vào mùa đông. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, thì chỉ sau một ngày là da bé đã có sự biến đổi rõ rệt. Ví dụ như thời tiết bắt đầu chớm lạnh bỗng dưng chuyển sang rét đậm, rét hại khiến bé gặp phải bệnh chàm sữa mùa đông.

Dấu hiệu của bệnh chàm sữa ở trẻ: bị hai bên má
Dấu hiệu của bệnh chàm sữa ở trẻ: bị hai bên má

Chàm sữa có chữa khỏi không là vấn đề mà có rất nhiều mẹ thắc mắc. Theo như các chuyên gia về da liễu cho biết, thì bệnh chàm sữa có thể tự hết nếu như các mẹ chăm sóc bé đúng cách. 

Thường thì các dấu hiệu của chàm sữa sẽ giảm đi khi bé 2 tuổi, bởi lúc này các hệ thống miễn dịch của bé đã ổn định hơn rất nhiều. Bệnh chàm sữa có tự khỏi không phần lớn là phụ thuộc vào bố mẹ, chính vì vậy mà các mẹ hãy tìm hiểu và chăm sóc đúng cách để bé mau khỏi nhé!

Chàm sữa khi nào hết? Các triệu chứng của bệnh chàm sữa chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Nên nếu bố mẹ có thể kiểm soát và ngăn chặn các mụn sữa hình thành tốt thì chàm sữa có thể tự lành trong thời gian ngắn. 

Nếu bé có hệ miễn dịch tốt, thì thời gian hồi phục chỉ từ 7 – 10 ngày. Hoặc nếu lâu hơn là từ 2 tuần đến 1 tháng, thậm chí là kéo dài hơn.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa có để lại sẹo không?

Bởi tính chất gây ngứa của bệnh chàm sữa, nên căn bệnh này rất dễ khiến bé bị sẹo. Tuy nhiên nó vẫn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là về quá trình chăm sóc bé. Nếu như chăm sóc không đúng cách, thì bệnh chàm sữa có thể gây ra các dạng sẹo như: 

  • Sẹo rỗ: Được hình thành từ các mụn nước bị vỡ.
  • Sẹo thâm: Do các vết chàm tái đi tái lại khiến da bị tổn thương.
  • Sẹo lồi: Thường loại sẹo này sẽ ít gặp ở trẻ nhưng nó lại rất khó trị.
Bệnh chàm sữa dễ gây ra sẹo cho bé
Bệnh chàm sữa dễ gây ra sẹo cho bé

Bị chàm sữa có nên tiêm phòng không?

Tiêm phòng là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm trong giai đoạn đầu đời. Nhưng đối với những bé có thể chất đặc biệt hoặc những bé đang mắc bệnh thì việc tiêm phòng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vậy bị chàm sữa có nên tiêm phòng không?

Tùy vào thể trạng sức khỏe và mức độ của bệnh mà bố mẹ có thể cân nhắc tiêm phòng hoặc không cho bé đang mắc chàm sữa:

  • Trường hợp bé bị chàm sữa nhẹ: da bị mẩn ngứa và đỏ nhẹ, bạn có thể tiêm phòng cho bé lúc này
  • Trường hợp bé bị chàm sữa nặng: giai đoạn chàm có dấu hiệu lở loét, mưng mủ và chảy nước,… tuyệt đối không nên tiêm phòng vào lúc này.
Bé bị mẩn ngứa do chàm sữa
Bé bị mẩn ngứa do chàm sữa

Ngoài ra còn một số trường hợp bố mẹ tuyệt đối không nên thực hiện tiêm phòng cho bé đó là:

  • Tiêm phòng bệnh đậu mùa, sởi lúc đang mắc bệnh chàm sữa
  • Giai đoạn mắc bệnh chàm sữa bé mắc thêm bệnh gây suy giảm miễn dịch như sốt hoặc siêu vi, nhiễm trùng cấp tính,…

Chàm sữa tái đi tái lại phải làm sao?

Chàm sữa là căn bệnh phổ biến đối với trẻ dưới 4 tuổi. Với thời gian điều trị trong khoảng từ 2 đến 4 tuần và hiếm khi tái lại. Đối với những bé mắc chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần thì bố mẹ nên lưu ý những lý do sau:

  • Thuốc điều trị đang sử dụng cho bé không phù hợp. Bố mẹ nên biết rằng, những loại thuốc chúng ta sử dụng không phải tất cả đều phù hợp đối với bé. Một số bé mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có thể chất đặc biệt sẽ khó mang lại hiệu quả tốt nhất của thuốc. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc thay đổi thuốc điều trị sang một loại thuốc tương tự đang sử dụng.
  • Chàm sữa có khả năng tái lại nếu bé có sức đề kháng yếu, chế độ ăn uống không phù hợp hoặc ăn phải thức ăn gây dị ứng cho trẻ,… Bố mẹ nên đưa ra một chế độ ăn và thực đơn mỗi ngày cho bé hợp lý hơn.
  • Bố mẹ làm vệ sinh cho trẻ không tốt. Giữ gìn vệ sinh cho bé cũng là một trong những điều cực kỳ quan trọng trong việc điều trị chàm sữa cho bé. Vì thế, bố mẹ nên vệ sinh kỹ cho bé đặc biệt là các vùng da nhạy cảm: bẹn, nách,… Và lựa chọn chất liệu quần áo phù hợp, không gây khó chịu và dị ứng cho trẻ.
Mẹ nên chăm sóc đúng cách để bé hồi phục nhanh hơn
Mẹ nên chăm sóc đúng cách để bé hồi phục nhanh hơn

Chàm sữa thời tiết

Chàm sữa thời tiết có thể hiểu như một dạng chàm sữa xuất hiện khi thời tiết có biến đổi đột ngột. Thông thường, chàm sữa thời tiết thường xuất hiện khi thời tiết đang ẩm nóng đột ngột chuyển sang hanh khô. Hoặc thời tiết chuyển sang rét đậm trong thời gian nhanh.

Mẹ nên điều trị chàm sữa đúng cách để không gây nguy hiểm cho bé
Mẹ nên điều trị chàm sữa đúng cách để không gây nguy hiểm cho bé

Một số lưu ý khi điều trị chàm sữa thời tiết:

  • Giữ ấm cho trẻ tránh với những điều kiện thời tiết xấu.
  • Giữ độ ẩm không khí phòng trẻ ổn định.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với những nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa.
  • Nên mua thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không được tự mua thuốc bôi cho bé, nhất là những loại thuốc có chứa Corticoid. Hoạt chất này sẽ khiến bé bị mất màu da, teo da, thậm chí là suy tuyến thượng thận.
  • Không lấy lá đắp lên vết chàm như các bài thuốc dân gian hướng dẫn. Cách làm này sẽ rất dễ khiến bé bị nhiễm trùng.
  • Bệnh chàm sữa có nên tiêm phòng? Câu trả lời là không nên, nhất là tiêm phòng bệnh thủy đậu.
  • Không nên cho bé nhập viện, vì khi ở trong môi trường này sẽ dễ làm cho bé nhiễm trùng.
  • Không dùng thuốc kháng sinh liều cao để điều trị bệnh. Chỉ trừ khi bé bị bội nhiễm mới sử dụng, nhưng vẫn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm bé bị sốc phản vệ.
  • Không cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, đậu phộng, hải sản,…
  • Chỉ sử dụng đúng các loại xà bông hoặc nước giặt dành riêng cho bé.

Trên đây là những điều cần thiết về tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa, hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại cho bạn thêm những kiến thức bổ ích, để giúp các mẹ biết cách điều trị và chăm sóc bé sao cho hiệu quả nhất.

Xem thêm: