Hăm háng là tình trạng vùng da tại háng của bé bị ửng đỏ, gây cảm giác nóng, đau rát. Đây là biểu hiện của việc không vệ sinh đúng cách khi sử dụng tã bỉm cho trẻ. Đối với những trẻ đang trong độ tuổi sử dụng tã bỉm, thì hăm háng xảy ra khá phổ biến. 4 cách trị hăm háng cho bé có hiệu quả cao sẽ giúp cho các phụ huynh tìm được cách làm phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hăm háng ở trẻ sơ sinh bởi có nhiều yếu tố có thể tác động và gây nên bệnh hăm ở trẻ như:
Mặc tã bỉm cho bé thường xuyên | Trẻ mặc tã bỉm trong một thời gian dài và liên tục sẽ gây bí bách, hơi nước không thoát được ra ngoài khiến da bé bị ẩm ướt vì phải tiếp xúc với phân và nước tiểu lâu. Những vi khuẩn hoặc nấm men làm ửng đỏ, nổi mụn, khô ráp và hăm háng ở trẻ. |
Trẻ bị kích ứng với chất liệu của tã bỉm | Mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau, đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, khi mặc những loại tã bỉm hoặc quần áo chất lượng kém hoặc có độ thấm hút, co giãm kém rất dễ bị dị ứng. Những loại có chất liệu cứng có thể gây ra trầy xước da trẻ, tạo điều kiện da bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. |
Sử dụng phấn rôm, khăn ướt | Đây là 2 sản phẩm nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây kích ứng da, viêm da và hăm háng ở trẻ. Bởi phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khăn ướt có chất tạo mùi, tạo bọt và chất bảo quản. |
Để nhận biết khi trẻ bị hăm vùng kín hoặc hăm háng, các mẹ cần chú ý quan sát những biểu hiện sau:
Ngoài ra, hăm háng ở trẻ sơ sinh được chia ra hàng 2 loại phổ biến:
Hăm do nhiễm khuẩn | Vùng da bị hăm do nhiễm khuẩn sẽ có màu vàng, có nước. Nặng hơn có thể xuất hiện vết loét, mưng mủ và bị đóng vảy như sáp ong. |
Hăm do nhiễm nấm | Vùng da bị hăm do nhiễm nấm thường có màu đỏ tươi kèm theo mụn nhỏ màu đỏ. Ngoài khu vực háng thì mẩn đỏ còn có thể lan ra vùng bẹn, mông, cổ và các khu vực có nếp gấp trên da bé. |
Có rất nhiều cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh tại nhà. Tuy nhiên không phải cách nào cũng có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho bé. Dưới đây là một số cách trị hăm được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng:
Lá trầu không có tính kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau rất hiệu quả. Khi trẻ bị hăm háng, mẹ hãy sử dụng khoảng 3-4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Dùng khăn xô mềm thấm nước lá trầu không, nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm ở háng của bé. Làm liên tục 3 lần/ngày trong vòng một tuần để giảm các triệu chứng hăm.
Dùng một ít lá mã đề tươi rửa sạch với nước muối rồi để ráo. Sau đó vò nát chắt lấy nước thoa lên da bé để làm dịu da, hàn gắn những tổn thương trên da háng do hăm tã gây ra.
Dùng một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó mẹ dùng khăn xô mềm giặt trong nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm háng của bé.
Dùng búp ổi non rửa sạch bằng nước muối, sau đó đun lên để nguội, lấy nước này để rửa vệ sinh vùng háng bị hăm của trẻ.
Để đề phòng hăm háng cho trẻ, cha mẹ hãy lưu ý những điều sau đây:
Trên đây là 4 cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh đã được nhiều mẹ áp dụng và có hiệu quả nhất định. Hãy theo dõi Diệp An Nhi mỗi ngày để cập nhật những kiến thức chăm sóc da bé bổ ích nhé!