Viêm lợi là bệnh viêm ở lợi, gây sưng đỏ, chảy máu ở nướu xung quanh chân răng, thay đổi đường viền răng và gây khó chịu cho trẻ. Bố mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu viêm lợi ở trẻ để nhanh chóng có những biện pháp điều trị viêm lợi kịp thời, tránh để bệnh tiến triển gây nên những triệu chứng và biến chứng khó lường.
Tùy thuộc vào những nguyên nhân gây viêm khác nhau mà những triệu chứng xuất hiện kèm theo cũng khác nhau. Tuy vậy, có một số triệu chứng phổ biến ở hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm lợi mà các phụ huynh có thể ghi nhớ để phát hiện kịp thời:
Đối với trẻ sơ sinh, mức độ viêm lợi cũng sẽ khác với trẻ 1 tuổi, 2 tuổi. Các triệu chứng này khiến con cảm thấy chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc. Tình trạng viêm lợi nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập, phát triển do không làm sạch răng miệng. Trẻ nên được làm sạch răng miệng từ 1-2 ngày tuổi, bằng các phương pháp khác nhau. Bởi hệ miễn dịch của con còn rất yếu, sữa mẹ còn lại ở miệng, lưỡi sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm, sưng lợi ở con.
Viêm lợi khiến cho trẻ sưng lợi, đỏ và đau. Con thường xuyên quấy khóc, thức giấc giữa đêm. Quá đau khiến con bỏ bú, bỏ ăn. Nếu để tình trạng tái diễn nhiều lần, gây tổn thương hệ miễn dịch, khiến con sụt cân, ốm và dễ mắc nhiều các bệnh về miệng khác.
Bệnh viêm lợi thường tiến triển thành 2 giai đoạn chính với những biểu hiện khác nhau:
Còn gọi là viêm lợi đơn giản. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh ở giai đoạn này tương đối dễ chữa và khỏi hẳn.
Triệu chứng chính là lợi của trẻ bị sưng, đỏ, dễ chảy máu. Nhất là lúc đánh răng có thể thấy máu lẫn vào bọt kem hoặc trên viền răng có máu đỏ đọng lại. Ở giai đoạn này, lợi của trẻ bị tổn thương nhưng răng vẫn còn chắc chắn, bố mẹ nên nhanh chóng có những cách điều trị phù hợp để viêm lợi ở trẻ được điều trị triệt để.
Khi tình trạng viêm lợi ở trẻ không được kiểm soát tốt, bệnh dễ tiến triển nặng thêm và gây ra những biến đổi lớn hơn ở răng và lợi xung quanh.
Tại giai đoạn này, triệu chứng hay gặp nhất là răng bắt đầu lung lay nhẹ do phần lợi viền chân răng bị yếu đi và tụt xuống, không còn giữ được răng chắc chắn. Trên răng xuất hiện nhiều khoảng trống khiến thức ăn dễ kẹt vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và tạo nên những ổ viêm ngay tại đó. Trẻ dễ bị ngứa lợi, có thể có các hành động như lấy tăm nhọn chọc vào để lấy thức ăn thừa ra và gây nguy cơ tổn thương lợi nhiều hơn. Những ổ vi khuẩn trong miệng cũng khiến cho hơi thở của trẻ có mùi khó chịu, lâu dần có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như rụng răng, viêm nha chu.
Ngoài ra, viêm lợi còn gây ảnh hưởng đến men răng của trẻ, để lâu sẽ khiến men răng bị yếu đi gây hiện tượng răng vàng ố.
Với từng giai đoạn, bố mẹ cần có những biện pháp điều trị và đưa trẻ đi khám để nhận được tư vấn kịp thời về tình trạng răng miệng của trẻ. Tùy theo tình trạng mà thời gian điều trị cũng khác nhau, tuy nhiên không phải vì tình trạng bệnh nhẹ mà bố mẹ tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng.
Với bệnh viêm lợi giai đoạn đầu (hay viêm lợi đơn giản), trẻ có thể khỏi hẳn sau 3 đến 7 ngày điều trị và theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên về lâu dài, bố mẹ nên luyện cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tránh trường hợp trẻ bị tái nhiễm.
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn sau, tùy theo triệu chứng trẻ gặp phải thì nha sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc, theo dõi và tái khám thường xuyên để loại bỏ những mảng bám, ổ viêm trên vùng lợi bị tổn thương của trẻ. Bố mẹ cần tích cực phối hợp với bác sĩ để trình trạng răng lượi của trẻ nhanh chóng được kiểm soát.
Những triệu chứng ban đầu của viêm lợi tưởng chừng đơn giản và không gây nhiều cản trở đến sinh hoạt thường ngày của trẻ, nhưng về lâu dài không điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ít người nghĩ tới.
Tình trạng viêm ban đầu chỉ gặp ở lợi nhưng lâu dài có thể lan tới các mô và xương xung quanh, làm lỏng lẻo tổ chức răng, tạo những khoảng trống trên răng và lâu dần có thể gây rụng răng.
Khoảng trống trên răng khiến thức ăn dễ bị kẹt lại hơn gây ra những mảng bám và trở thành nơi để vi khuẩn phát triển. Hiện tượng này gây ngứa lợi, có thể gây ra cảm giác chán ăn và quấy khóc ở trẻ. Hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phải huy động nhiều hơn để chống lại các ổ viêm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
Tình trạng nhiễm khuẩn nặng ở răng miệng có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ đường máu của trẻ, tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch và viêm phổi.
Viêm lợi nhẹ ở trẻ được phát hiện sớm thì bố mẹ có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà. Về cơ bản, khi vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, vi khuẩn không còn cơ hội làm tổ sẽ giúp tình trạng viêm được cải thiện đáng kể. Một số biện pháp chăm sóc răng miệng giúp tình trạng viêm tiến triển tốt hơn và có thể khỏi hẳn mà chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp sau đây, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch thức ăn thừa trên răng hiệu quả. Ngoài ra, nước muối còn làm dịu vị trí viêm, giúp trẻ đỡ ngứa lợi.
Bố mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại cửa hàng hoặc tự pha nước muối tại nhà, cho trẻ súc miệng nước muối 2-3 lần/ngày để cải thiện tình trạng viêm lợi hiệu quả.
Cách làm:
Tinh dầu sả không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm lợi ở trẻ mà còn cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý pha loãng tinh dầu sả trước khi cho trẻ sử dụng để tránh gây kích ứng niêm mạc lợi. Bố mẹ pha loãng 2-3 giọt tinh dầu sả, sau đó cho bé súc miệng khoảng 2-3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mật ong được mọi người ưa chuộng không chỉ vì vị ngon của nó mang lại trong các món ăn mà còn vì những tác dụng tốt cho sức khỏe, Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm tự nhiên rất tốt, kết hợp với nước chanh bổ sung vitamin C tăng cường đề kháng sẽ là một lựa chọn phù hợp khi trẻ bị viêm lợi.
Bố mẹ pha mật ong, nước chanh với nước ấm thành dung dịch loãng và cho trẻ súc miệng sau khi đánh răng buổi sáng 10 phút. Sau 3-5 ngày sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
Bên cạnh những biện pháp làm sạch vùng miệng bằng súc miệng, bố mẹ có thể trực tiếp làm sạch vùng miệng cho trẻ với gạc rơ lưỡi. Gạc rơ lưỡi giúp bố mẹ chủ động giúp trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày, loại bỏ những mảng bám, thức ăn thừa có thể gây viêm lợi ở trẻ sơ sinh trở lên.
Gạc rơ lưỡi vừa tiện dụng lại dễ làm sạch, không gây rát hay ngứa cho con. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng gạc với các dung dịch tẩm khác nhau. Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi với các thành phần kháng khuẩn tự nhiên như: mật ong, trà xanh, cúc la mã… giúp con giảm tình trạng viêm lợi, giảm sưng, giảm đau.
Việc sử dụng gạc rơ lưỡi 1 lần dễ sử dụng, tiện lợi. Mẹ nên sử dụng hằng ngày cho con. Cách sử dụng cũng vô cùng dễ dàng.
Sau khi làm sạch ngón tay, bố mẹ đeo gạc lên ngón tay và lau nhẹ nhàng lên lưỡi, răng và xung quanh miệng trẻ. Kết hợp với đánh răng và súc miệng thường xuyên sẽ giúp răng miệng trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ, tinh trạng viêm lợi cũng được kiểm soát.
Sau khi sử dụng, cha mẹ chỉ cần tháo gạc rơ lưỡi và bỏ đi. Không nên sử dụng lại vì việc rửa lại bằng nước không được đảm bảo tính vô khuẩn (triệt tiêu vi khuẩn) như khi gạc rơ lưỡi còn chưa sử dụng. Mẹ cũng cần xem hạn sử dụng và lựa chọn gạc rơ lưỡi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và thành phần tự nhiên từ thảo dược. Có một số lưu ý khi lựa chọn gạc rơ lưỡi cho con:
Trên đây là những kiến thức bổ ích giúp mẹ trong quá trình điều trị viêm lợi cho con được dễ dàng và nhanh chóng. Để tìm hiểu thêm các kiến thức chăm sóc răng miệng khác cho con, mẹ truy cập website http://diepannhi.vn để tìm hiểu thêm các bài viết khác!