Vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa? Đây là thắc mắc của nhiều cha mẹ có con mắc phải căn bệnh chàm. Có rất nhiều yếu tố làm khởi phát căn bệnh này, khiến làn da mỏng manh của bé phải chịu những tổn thương viêm da, ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể tái phát liên tục. Để tránh tình trạng trên, cha mẹ nên lựa chọn các sản phẩm thuốc trị chàm tốt nhất và có các phương án chăm sóc bé thật kỹ lưỡng.
Hiện nay các chuyên gia y khoa vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác hình thành bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chỉ ra các yếu tố tác động trực tiếp khiến căn bệnh khởi phát trên làn da của bé. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi tại sao trẻ bị chàm sữa, mẹ có thể tham khảo ngay 5 tác nhân chủ yếu sau:
Nhiều trẻ sơ sinh có cơ địa dị ứng mãn tính, nguy cơ khởi phát bệnh chàm sữa cao. Cơ địa dị ứng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân gồm:
Ở những bé có tiền sử người thân trong gia đình, nhất là cha mẹ từng bị dị ứng, chàm hoặc hen suyễn, thì bé có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn. Đây là nguyên nhân do yếu tố di truyền.
Bé sơ sinh bị chàm sữa do các loại vi khuẩn S.aureus, vi khuẩn Herpes, siêu vi… gây dị ứng với cơ thể và làn da
Có nhiều loại thực phẩm như hải sản, tôm cá, nội tạng động vật, sữa bò, thịt bò, đậu nành, đậu phộng,… khiến trẻ mắc bệnh chàm sữa thông qua con đường trực tiếp (ăn dặm) hoặc gián tiếp (người mẹ ăn rồi cho con bú).
Trả lời cho thắc mắc tại sao bé bị chàm sữa, lý do có thể bởi thời tiết quá lạnh, không khí thiếu độ ẩm; hoặc khí hậu nóng ẩm quá mức
Do nguyên nhân gây nên bệnh chàm vẫn chưa được xác định cụ thể, đồng thời vì chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh mãn tính, nên y học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị tận gốc dứt điểm căn bệnh này ở trẻ sơ sinh. Hiện nay quá trình điều trị bệnh chàm sữa cho bé chủ yếu hướng tới các mục tiêu: giảm viêm nhiễm, kiểm soát cơn ngứa, làm dịu da, phục hồi và bảo vệ độ ẩm trên da, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ da tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Cha mẹ cần lưu ý phải tìm hiểu rõ vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa, xác định được tác nhân khiến con phát bệnh mới có thể áp dụng hướng chữa bệnh phù hợp.
Bệnh chàm sữa ở trẻ em không nguy hiểm đến mạng sống, không lây nhiễm, tuy nhiên việc chữa trị đòi hỏi một chế độ chăm sóc cẩn thận và kiên trì, tập trung vào quá trình vệ sinh, làm sạch cho vùng da nhiễm bệnh, đồng thời giúp bé tránh xa các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, việc kết hợp các loại thuốc trong quá trình chữa trị cũng giúp bé nhiễm chàm sữa khỏi bệnh nhanh chóng.
Sự tiến bộ của ngành y – dược đã giúp tạo ra nhiều loại thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, nhanh chóng chữa lành các vùng da nhiễm chàm.
Để lựa chọn loại thuốc trị chàm sữa hiệu quả, cha mẹ cần dựa vào các tiêu chí sau:
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc bôi, kem trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Dưới đây là 8 loại sản phẩm có công dụng chữa bệnh chàm sữa tốt nhất hiện nay:
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Các loại kem trị chàm sữa và lưu ý khi sử dụng kem trị chàm sữa cho bé”. Điều này giúp lựa chọn được loại kem phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. Đồng thời biết cách sử dụng kem trị chàm sữa hiệu quả.
Sau khi đã xác định lý do vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa. Bên cạnh những chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát và điều trị bệnh chàm sữa hiệu quả, cha mẹ nên kết hợp với quá trình tự chăm sóc cho bé tại nhà.
Để chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà nhanh nhất. Cha mẹ có thể tham khảo các cách chữa chàm sữa theo dân gian tại bài viết: “Bật mí những cách trị chàm sữa tại nhà không phải mẹ nào cũng biết”.
Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc “Vì sao trẻ sơ sinh bị chàm” của các cha mẹ. Hiểu được lý do vì sao trẻ bị chàm sữa sẽ giúp cha mẹ có hướng điều trị đúng đắn. Nhằm giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh mà không lo ngại kích ứng hoặc tác dụng phụ. Mẹ nên dùng kết hợp thêm các loại thảo dược để nhanh chóng đẩy lùi bệnh chàm.