fbpx
Diep An Nhi

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý

22/05/2021 42 Xem

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đổi màu vàng hoặc xanh trên da và ở lòng trắng của mắt. Vàng da ở trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là triệu chứng của vàng da bệnh lý. Các mẹ bỉm sữa có thể tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là bệnh lý hay sinh lý?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là  thường xuất hiện sau 24 giờ tuổi và biến mất sau khoảng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non. Vàng da loại này thường nhẹ chỉ thấy vàng ở vùng mắt, mặt và ngực.

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là bệnh lý
Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là bệnh lý

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là vàng da bệnh lý. Mức độ sẽ nặng hơn, vàng da sẽ lan dần xuống đến chân, trong lòng bàn tay, bàn chân. Trẻ có thể dừng bú, lừ đừ, lá lách sưng to, co gồng khi thở… Vàng da bệnh lý cần phải được điều trị sớm trong 1 – 2 tháng đầu sau sinh để tránh làm tổn thương gan.

Nguyên nhân khiến vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng do 3 yếu tố:

  • Trẻ bị vỡ hồng cầu nhiều hơn người lớn.
  • Gan của trẻ đang trong thời kỳ phát triển nên chức năng gan kém bị hạn chế và chưa chuyển hoá hết chất bilirubin có trong cơ thể.
  • Do một lượng bilirubun từ phân được ruột tái hấp thu vào máu gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài.
Nguyên nhân khiến vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân khiến vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh hơn 1 tháng cần đến sự thăm khám của bác sĩ khi mẹ nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ:

  • Mức độ vàng da rất đậm, vàng toàn thân và cả mắt.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, bỏ bú, cơ thể co giật, tăng trương lực cơ, nhịp thở chậm hoặc ngừng thở hẳn.

Cách xử lý vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng

Trẻ sơ sinh bị vàng da cần phải được điều trị kịp thời nếu không có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh, hậu quả là trẻ tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Đến nay điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh được dùng 3 phương pháp chính là:

  • Chiếu đèn: Đây là phương pháp điều trị phổ biến, an toàn, hiệu quả và đơn giản nhất khi trẻ sơ sinh bị vàng da. Bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500nm, cực điểm 450-460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubine (ánh sáng màu xanh dương). Đèn sẽ được sử dụng có ánh sáng xanh dương, rọi trực tiếp vào da trẻ được che kín mắt và bộ phận sinh dục. Đèn có thể được rọi liên tục hay ngắt quãng tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cung cấp đủ nước và năng lượng cho bé, truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
  • Thay mái khi bé có triệu chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
Chiếu đèn là cách làm đơn giản và hiệu quả khi trẻ bị vàng da
Chiếu đèn là cách làm đơn giản và hiệu quả khi trẻ bị vàng da

Một vài mẹ thắc mắc là vàng có có được điều trị thông qua tắm nắng. Thực tế tắm nắng chỉ có tác dụng khi trẻ bị vàng da cấp độ nhẹ, còn cấp độ trung bình và nặng thì nắng không thể điều trị được. Với các trẻ chớm vàng da thì mẹ có thể tắm nắng vào buổi sáng hàng ngày cho bé, nhưng da trẻ bị vàng nhiều mẹ nên đưa bé ngay đến bác sĩ để có sự điều trị kịp thời. Mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết: Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết và đâu là cách xử lý hiệu quả.

Vàng da ở trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng của da bé. Thời điểm này mẹ nên đưa bé ngay đến các bệnh viên chuyên khoa hoặc phòng khám chuyên khoa để bé có thể được đều trị kip thời và cần thiết. Chia sẻ thêm những kinh nghiệm chăm sóc bé yêu với Diệp An Nhi hoặc xem thêm những thông tin mới nhất tại fanpage của Diệp An Nhi nhé:

Xem thêm: