fbpx
Diep An Nhi

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết và đâu là cách xử lý HIỆU QUẢ?

08/03/2021 21 Xem

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết không phải ai cũng biết mặc dù đây là một bệnh rất phổ biến. Bệnh xuất hiện khi trẻ có bilirubin cao, bilirubin không chuyển hóa được dẫn tới tình trạng dư thừa gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh. 

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Để phát hiện vàng da ở trẻ, cha mẹ nên nhìn trẻ bằng ánh sáng mặt trời (không nên nằm phòng tối và nhìn trẻ bằng ánh sáng đèn sẽ không phát hiện kịp thời). 

Trẻ sơ sinh bị vàng da
Trẻ sơ sinh bị vàng da

Biểu hiện và cách nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh phân chia thành 2 trường hợp là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý:

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường gặp ở các trẻ sinh thiếu tháng hay còn gọi là sinh non. Tình trạng này sẽ thấy ở trẻ từ ngày thứ 2 sau sinh và có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Đầu tiên vùng da mặt và kết mạc mắt bé có màu vàng rồi có thể lan xuống toàn thân tùy vào mức độ của bệnh. 

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh thường xuất hơn sớm trước 1-2 ngày sau sinh, mức độ vàng da từ vừa đến rõ và vàng toàn thân, tốc độ vàng da tăng nhanh hơn so với tốc độ của vàng da sinh lý. Đối với trẻ sinh đủ tháng bệnh sẽ kéo dài trên 1 tuần, với trẻ sinh non sẽ là trên 2 tuần. 

Các dấu hiệu bất thường kèm theo khi trẻ bị vàng da bệnh lý:

  • Nôn, bú ít, chướng bụng.
  • Ngưng thở hoặc nhịp thở nhanh
  • Nhịp tim chậm.
  • Hạ thân nhiệt
  • Sụt cân, xanh tái
  • Xuất huyết.
  • Co giật, hôn mê.

Để có thể chẩn đoán rõ nhất về vàng da bệnh lý, cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và phát hiện các triệu chứng lâm sàng.

Vàng da ở trẻ em có 2 trường hợp là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
Vàng da ở trẻ em có 2 trường hợp là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh vàng da 

Ở trẻ sơ sinh, các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi, sự mất đi diễn ra nhiều hơn hay là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh này. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, sau đó chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Bilirubin được chuyển hóa tại gan của trẻ và đào thải ra ngoài bằng phân và nước tiểu. Tuy nhiên, do gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, việc đào thải bilirubin không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu dẫn tới hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

Vàng da bệnh lý có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Bệnh lý tan máu (nhiễm trùng, hồng cầu hình liềm, thiếu men G6PD)
  • Bệnh lý gan mật bẩm sinh (giãn đường mật, teo đường mật)
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con (Rh, ABO)
  • Nhiễm virus bào thai
  • Xuất huyết dưới da

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết có lẽ là câu hỏi của rất nhiều cha mẹ khi có con mắc phải tình trạng này. Hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi dần khi gan của trẻ phát triển hoàn thiện hơn trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau sinh. Gan của trẻ hoạt động khỏe hơn sẽ giúp đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể, làm giảm các sắc tố vàng từ đó mất đi biểu hiện vàng da ở trẻ.

Thời gian khỏi vàng da ở trẻ sơ sinh thường từ 2-3 tuần
Thời gian khỏi vàng da ở trẻ sơ sinh thường từ 2-3 tuần

Một số trường hợp vàng da bệnh lý sẽ kéo dài hơn 3 tuần, những trẻ có mức bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng sinh lý sẽ gây vàng da kéo dài.

Vàng da kéo dài có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Chính vì vậy Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra khi có dấu hiệu bị vàng da.

Cách xử lý vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ bị vàng da sinh lý chỉ theo dõi không cần điều trị sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây tổn thương não. Có 2 loại phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh là phương pháp dân giân và phương pháp hiện đại.

Phương pháp dân gian

Tắm nắng

Đối với các trường hợp trẻ bị vàng da nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Cho bé tắm nắng khoảng 30 phút buổi sáng lúc nắng nhẹ. Thời gian tắm nắng hợp lý nhất các chuyên gia đưa ra là trước 8 giờ sáng. Ánh nắng mặt trời có thể giúp những đứa trẻ vàng da nhẹ nhanh hết nhưng không thể điều trị được trường hợp vàng da sơ sinh nặng.

Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ sơ sinh

Mẹ cho con bú nên ăn các thực phẩm sau đây để trẻ hết vàng da nhanh chóng

  • Các trái cây có công dụng thải độc như: Dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo… để tăng cường kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể.
  • Bổ sung các loại rau xanh: Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất và là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của phụ nữ mang thai và sau sinh. Nếu trẻ bị mắc vàng da, mẹ cần đặc biệt ưu tiên ăn nhiều loại rau xanh trong thực đơn để giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lùi vàng da ở trẻ.
  • Uống nhiều nước: Uống 2-2.5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa không nhiễm các chất độc hại. Trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể phát triển nhanh, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.
  • Uống trà thảo dược: Uống trà thảo dược giúp giải độc cơ thể, mát gan, giảm mỡ máu, tăng tiết sữa giúp mẹ có đủ lượng sữa cho trẻ bú để đào thải các sắc tố vàng qua đường tiểu.

Đọc ngay: TRẺ SƠ SINH BỊ VÀNG DA MẸ NÊN ĂN GÌ?

Phương pháp hiện đại

Chiếu đèn

Chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là một phương pháp điều trị phổ biến và hiện đại, chi phí tiết kiệm. Chiều đèn chữa vàng da sử dụng ánh sáng xanh và ánh sáng trắng để chuyển bilirubin tự do thành photobilirubin có khả năng tan trong nước nên sẽ được đào thải qua nước tiểu, làm giảm hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp chiếu đèn có cơ chế hoạt động là năng lượng ánh sáng từ đèn phát ra sẽ xuyên qua lớp da, tác động lên các phân tử bilirubin trong lớp mô mỡ dưới da, biến nó thành những sản phẩm quang oxy có tính chất hòa tan trong nước, không gây độc và được đào thải qua gan và thận.

  • Chiếu đèn thông thường: Chiếu sáng tia cực tím giúp phá vỡ các bilirubin để không gây áp lực tổn thương cho gan.
  • Điều trị sợi quang: Trẻ mắc vàng da sẽ được bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của bé.
Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh
Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Truyền máu

Trong một số trường hợp rất nghiêm trọng, trẻ cần truyền máu trao đổi từ người hiến hoặc ngân hàng máu. Truyền máu giúp thay thế máu bị tổn thương bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của trẻ và làm giảm nồng độ bilirubin.

Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho các cha mẹ về câu hỏi “Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”. Bệnh vàng da tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sớm nhất, tránh các biến chứng không may xảy ra.

Xem thêm: