fbpx
Diep An Nhi

Vạch mặt tên thủ phạm gây mụn nhọt ở trẻ em

14/11/2020 23 Xem

Mụn nhọt là một trong những bệnh lý ngoài da khá phổ biến ở trẻ em. Nếu không chữa trị đúng cách thì rất dễ gây ra những biến chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi, điếc hay thận chí tử vong ở trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách điều trị đúng thì mụn nhọt của bé sẽ được xử lý một cách dễ dàng.

Đa số mọi người đều nghĩ rằng mụn nhọt là do nóng trong người mà ra nhưng thực tế thì không phải vậy. Thủ phạm của mụn nhọt chính là vi khuẩn. Vậy làm thế nào để hạn chế các biến chứng? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt ở trẻ em

Mụn nhọt ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông, do vi khuẩn gây ra. Ban đầu mụn chỉ là một nốt nhỏ trên da nhưng dần dần sẽ lớn lên, sưng đỏ và lan rộng. Thậm chí có thể sưng tấy sau vài ngày gây đau đớn, khó chịu cho bé.

Phần lớn cơ thể được bao bọc bởi các nang lông nên bé có thể bị nổi nhọt ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên mụn nhọt thường hay cư ngụ ở những nơi có nhiều mồ hôi như đầu, hoặc những nơi thường xuyên bị ma sát như mặt, cổ, nách, vai và mông.

Khi bé bị mụn nhọt, vùng da bị nhiễm trùng sẽ sưng đỏ, mọc nốt có kích cỡ bằng hạt đậu, gây đau nhức. Vài ngày sau nốt mụn sẽ sưng to, xuất hiện mủ trắng và đi kèm các biển hiện như đau khắp cơ thể, mệt mỏi, sốt, da đóng vảy hoặc chảy nước.

Đâu là thủ phạm gây mụn nhọt ở trẻ?

Đâu là thủ phạm gây mụn nhọt ở trẻ?

Mụn nhọt là ổ vi khuẩn trú ngụ trên nang lông của trẻ. Nếu trẻ có sức đề kháng tốt thì vi khuẩn chỉ khu trú trong mụn nhọt. Nhưng nếu sức đề kháng của trẻ yếu hoặc kèm theo ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài, vi khuẩn sẽ tấn công vào máu gây ra nhiễm trùng huyết. Khi đó trẻ có thể bị sốt cao trên 39 độ, cần được điều trị kịp thời nếu không vi khuẩn có thể đi vào màng não và gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi, điếc, áp xe phổi…

Theo nghiên cứu, mỗi centimet da có khoảng 1 triệu vi khuẩn sinh sống. Chúng tập trung chủ yếu ở lớp thượng bì và sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng đến từ bã nhờn, mồ hôi và các tế bào da. Khi da bị trầy xước, tổn thương hoặc không được vệ sinh đúng cách thì một số vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập và tạo nên mụn nhọt.

Một số nguyên nhân gây xuất hiện mụn nhọt ở trẻ em:

  • Đái tháo đường
  • Chàm
  • Thiếu sắt
  • Thiếu máu
  • Suy dinh dưỡng
  • Suy giảm miễn dịch

Nếu bé không có các bệnh trên nhưng vẫn hay bị mụn nhọt thì rất có khả năng là do vấn đề vệ sinh da hàng ngày. Các mẹ cần chú ý tắm rửa hàng ngày cho bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi – nước tắm có tinh chất kháng khuẩn, kháng virus và làm sạch các tế bào chết cực hiệu quả. Hạn chế cho bé tiết nhiều mồ hôi và chà gãi các vết mụn nhọt.

Một số lưu ý cho mẹ khi chăm bé bị mụn nhọt

  • Lau và vệ sinh da bé bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi rồi băng lại vùng da bị nhọt bằng một miếng gạc vô trùng. Thay băng thường xuyên để tránh lây lan nhọt ra các vùng da lân cận.
  • Cho bé dùng khăn lau mặt riêng và thường xuyên giặt sạch ga giường, khăn tắm.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay trước và sau khi chạm vào mụn nhọt của bé nhất là khi mụn bị vỡ ra.
  • Không nên sờ nắn, nặn mụn sưng tấy làm bé cảm thấy đau đớn.
  • Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc chứa corticoid lên mụn nhọt khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không tùy tiện cho bé dùng thuốc kháng sinh, cần phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Không kỳ cọ quá mạnh khi tắm gội cho bé làm mụn nhọt vỡ ra.
  • Không sử dụng sữa tắm có chứa xà phòng lên vùng ra bị nhọt khiến da viêm nhiễm và làm xót vết thương của bé.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Xem thêm: