Trà xanh từ lâu đã là thức uống quen thuộc của người Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nhưng ít ai biết rằng các thành phần hóa học trong trà xanh có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của con người, trong đó có công dụng chống oxy hóa, chống viêm, diệt vi khuẩn gây mùi cực tốt. Theo các chuyên gia, ngoài khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mùi khó chịu, tinh chất trong chè xanh còn có tác dụng giúp răng trắng sáng, giảm nhiệt cho khoang miệng. Vì thế trị hôi miệng bằng chè xanh cho trẻ em là phương pháp được nhiều gia đình áp dụng.
Hôi miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ em, người xung quanh có thể dễ dàng nhận biết mùi hôi khó chịu khi trẻ thở ra bằng miệng hoặc khi trẻ nói cười. Hôi miệng có thể nhanh chóng khỏi hoặc cũng có thể đó là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Khi bị hôi miệng, trẻ thường kèm theo một số biểu hiện khô miệng, giảm tiết nước bọt. Ngoài ra lưỡi trẻ xuất hiện các vết bẩn trắng, hay bị chảy máu răng, lợi. Trẻ chán ăn, bỏ bú trong nhiều trường hợp trẻ viêm lợi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ:
Khi cho trẻ ăn một số loại thực phẩm giàu protid như thịt bò, phô mai, cá… chúng sẽ được thuỷ phân trong khoang miệng và giải phóng ra hợp chất sulphur tạo mùi khó chịu trong miệng. Ngoài ra khi cho trẻ ăn một số loại gia vị có chứa hàm lượng sulphur cao cũng khiến miệng trẻ có mùi hôi. Đối với trường hợp này, khi trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mùi hôi sẽ biến mất nhanh chóng.
Trẻ không chịu vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách khiến cặn thức ăn đọng lại ở khoang miệng tạo thành các mảng bám. Tại đây các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và gây mùi khó chịu. Vì thế cha mẹ nên vệ sinh răng, miệng, lưỡi cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Nếu trẻ đủ lớn để có thể tự vệ sinh cho mình, hãy hướng dẫn và tạo thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ.
Khô miệng: Khi lười uống nước hoặc mắc phải một số bệnh lý làm giảm tiết nước bọt, trẻ có thể bị hôi miệng. Do khô miệng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và một số loại vi sinh vật phát triển gây ra mùi khó chịu cho khoang miệng.
Trẻ bị sâu răng: đây là tình trạng phổ biến ở trẻ do việc vệ sinh vùng miệng không đúng cách hoặc trẻ thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt. Hôi miệng sẽ nhanh chóng biến mất nếu trẻ điều trị sâu răng và vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Bệnh về đường tiêu hoá: khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, miệng của trẻ thường có mùi hôi kéo dài.
Bệnh về đường hô hấp: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm khiến trẻ không thể thở bằng mũi có thể dẫn đến tình trạng khô miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra mùi hôi ở miệng.
Bệnh VA, amidan: Khi trẻ bị VA, amidan cặn thức ăn có thể tích tụ tại các hốc trong amidan/VA, khiến miệng có mùi hôi.
Ngoài ra khi trẻ sử dụng kháng sinh quá mức, có thể ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong miệng. Gây khô miệng, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển gây mùi khó chịu.
Chè xanh là loài thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được sản xuất và lan rộng tới nhiều quốc gia ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Chè xanh có rất nhiều loại do sự đa dạng, phong phú về cách sử dụng, điều kiện trồng trọt, sản xuất và chế biến. Ngày nay chè xanh được sử dụng rất phổ biến với những công dụng như:
Chè xanh được coi như một loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt loại bỏ độc, hỗ trợ chức năng gan cho cơ thể.
Trong chè xanh có chứa EGCG với tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn quá trình lão hoá của các tế bào, giúp vết thương hồi phục một cách nhanh chóng. Vì vậy khi bị mụn nhọt, mẩn ngứa, có thể đun nước chè xanh để tắm. Các vết mụn nhọt sẽ bớt sưng viêm, tạo cảm giác dễ chịu cho làn da.
Ngoài các chất chống oxy hoá, chè xanh còn chứa các vitamin như A,C,E giúp bảo vệ cơ thể và ngăn chặn các tác nhân ung thư. Mỗi ngày uống 1 ly chè xanh sẽ giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn.
Chè xanh là nguyên liệu được nhiều chị em sử dụng trong quá trình giảm cân. Nó có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, ngăn chặn quá trình chuyển hoá glucose thành mỡ. Vì thế chè xanh được các chị em ưu ái lựa chọn khi làm đẹp.
Trong chè xanh có chứa catechin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Nhất là đối với những người cao tuổi, nguy cơ mắc đái tháo đường tăng cao thì việc sử dụng chè xanh sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp nhất. Cho nên uống chè xanh sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cho bạn.
Hoạt chất fluor trong chè xanh có tác dụng sát khuẩn, giúp loại bỏ những mảng bám do cặn thức ăn ở trong khoang miệng. Ngoài ra chè xanh còn giúp răng trắng sáng, diệt một số loại vi khuẩn gây ra mùi khó chịu trong miệng. Nếu để ý, có thể thấy chè xanh là thành phần thường xuyên có mặt trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng.
Chè xanh có rất nhiều công dụng trong việc giảm thiểu tình trạng hôi miệng. Có nhiều cách sử dụng lá chè xanh đơn giản, hiệu quả tại nhà có thể kể đến như:
Phương pháp này vô cùng tiện lợi và dễ làm. Khi nhai lá chè, các mảng bám trên răng sẽ được làm sạch, tăng cường tiết nước bọt giúp làm sạch mặt lưỡi tự nhiên. Lưu ý, khi lựa chọn lá chè, bạn nên chọn lá non và rửa sạch trước khi sử dụng. Ngoài ra không nên dùng khi niêm mạc miệng đang có viết thương. Khi các hoạt chất trong niêm mạc phát huy tác dụng hãy nhả toàn bộ bã ra ngoài.
Cách thực hiện: Chọn 1 nắm chè lá non, rửa sạch với nước đun sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng. Dùng vài lá chè nhai trực tiếp trong khoảng 2-3 phút. Sau đó nhả bã chè và súc miệng lại với nước ấm.
Không chỉ mình chè xanh có tác dụng trong việc điều trị tình trạng hôi miệng mà muối cũng là một nguyên liệu phổ biến được sử dụng. Muối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp sát khuẩn, tiêu viêm ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Ngoài ra muối còn được sử dụng trong trường hợp viêm họng và một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Sự kết hợp muối với trà xanh sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ khiến bạn kinh ngạc.
Cách thực hiện: Chè xanh sau khi rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước. Để sôi 3-5 phút, chắt lấy nước và bỏ bã. Thêm vào cốc nước chè một ít muối biển, sau đó dùng hỗn hợp này cho trẻ súc miệng 2-3 lần/ ngày. Cần lưu ý đảm bảo muối được tan hết, để không gây mòn răng và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Gừng là một nguyên liệu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng hôi miệng. Theo nhiều nghiên cứu, gừng có chứa hoạt chất 6-gingerol với tác dụng tăng tiết enzym có tác dụng phân huỷ các hợp chất lưu huỳnh- sản phẩm thuỷ phân của một số loại thức ăn gây mùi khó chịu trong miệng. Vì thế, kết hợp gừng với chè xanh để cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ là phương pháp mẹ không nên bỏ qua.
Cách thực hiện: Chọn lá chè non vừa đủ dùng và một củ gừng tươi. Lá chè rửa sạch để ráo nước. Gừng rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng. Đun chè trong ấm đến sôi sau đó đổ ra cốc và cho vài lát gừng để từ 5-7 phút. Khi thấy nước hãm ấm vừa uống thì có thể sử dụng.
Trẻ bị hôi miệng phải làm sao? Đây là thắc mắc chung của hầu hết các bà mẹ khi có con gặp phải tình trạng trên. Dưới đây là một số cách trị hôi miệng cho trẻ tại nhà vừa đơn giản lại hiệu quả mà mẹ nên biết:
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ những mảng bám do cặn thức ăn để lại. Vì thế chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng hôi miệng rất hiệu quả. Cha mẹ có thể cho bé súc miệng với nước muối 2-3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn để hạn chế mùi hôi và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Nước chanh muối là hỗn hợp có tính sát khuẩn cao. Ngoài khả năng giảm thiểu mùi hôi khó chịu trong miệng của bé, nước chanh muối còn giúp răng lợi chắc khỏe tạo hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, trong chanh có chứa acid citric có thể gây mòn men răng nếu sử dụng nhiều. Vì thế cha mẹ có thể áp dụng phương pháp này cho trẻ 2-3 lần mỗi tuần.
Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng tự vệ sinh răng miệng hoặc trẻ không chịu tự vệ sinh răng miệng. Cha mẹ hãy làm sạch khoang miệng cho trẻ bằng việc sử dụng rơ lưỡi. Đây là phương pháp dễ dàng, đơn giản sẽ giúp trẻ loại bỏ cặn thức ăn, cặn sữa đọng lại gây ra mùi khó chịu.
Khi trẻ bị hôi miệng kéo dài, cha mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp mà không cải thiện. Có thể trẻ đang mắc một số bệnh lý liên quan đến răng miệng, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp xử trí phù hợp.
Vệ sinh răng miệng đúng cách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của trẻ. Để tránh hôi miệng và gặp phải một số bệnh lý, khi chăm sóc răng miệng cho trẻ cha mẹ cần lưu ý:
Để phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần thực hiện một số điều sau:
Cho bé uống đủ nước: sau khi trẻ bú xong, hãy cho trẻ súc miệng bằng nước lọc. Điều này sẽ giúp loại bỏ cặn sữa, duy trì sự ổn định của tuyến nước bọt và tránh trẻ bị khô miệng.
Sau khi bé bú, cố gắng để bé ợ hơi từng phần. Giữ tư thế thẳng trong khoảng 20-30 phút sau khi trẻ ăn sữa xong để tránh trẻ bị trào ngược gây mùi hôi khó chịu trong miệng.
Hạn chế cho trẻ mút tay, vì điều này có thể khiến bé bị khô miệng gia tăng khả năng nhiễm khuẩn dẫn đến khô miệng.
Vệ sinh núm vú giả thường xuyên. Khi trẻ ngậm núm vú giả, vi khuẩn trong miệng cùng một số cặn thức ăn có thể bám lại trên núm vú. Nếu không vệ sinh núm, núm có thể có mùi khó chịu, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng khiến trẻ bị hôi miệng.
Khi thấy miệng trẻ có dấu hiệu bất thường như triệu chứng nấm lưỡi, viêm lợi… Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc mà cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gặp phải biến chứng.
Không nên áp dụng các mẹo dân gian để trị hôi miệng cho trẻ nếu chưa được kiểm chứng bằng các nghiên cứu y khoa.
Trên đây là một số phương pháp trị hôi miệng bằng chè xanh cho trẻ mà mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên khi trẻ gặp phải tình trạng này mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và chăm sóc răng miệng cho trẻ một cách đúng đắn. Nếu thấy có biểu hiện lạ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để tránh gặp phải một số biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: