Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì, cần bổ sung những dưỡng chất gì để bé nhanh khỏi vàng da? Mẹ lưu tâm ngay những loại thực phẩm cần thiết và những lưu ý về chất dinh dưỡng trong 2 tuần đầu da bé bị vàng do sinh lý.
Trẻ bị vàng da thường xuất hiện đối với trẻ sinh non, thiếu tháng hoặc xuất hiện sau 24 giờ tuổi đối với trẻ sinh đủ tháng. Thông thường tình trạng vàng da ở bé sẽ biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần.
Vàng da ở trẻ em chia thành 2 dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Những trẻ sau khoảng 1 – 2 tuần mà tình trạng vàng da không biến mất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để có sự thăm khám của bác sĩ có chuyên môn. Bởi lẽ vàng da bệnh lý do nồng độ Bilirubin trong máu cao hơn bình thường, có thể dẫn đến biến chứng của bệnh lý về gan, máu.
Hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là hệ quả của việc tích tụ Bilirubin (được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ). Vàng da ở trẻ em không phải là do tình trạng thiếu chất mà chỉ là những ngày đầu mới sinh gan của bé chưa thể lọc bỏ chất này khỏi máu vì vậy dẫn đến vàng da. Tuy nhiên sau 2 tuần phát triển cơ thể bé có đủ sức để đào thải.
Bé bị vàng da mẹ nên ăn gì? Lưu ngay những loại thực phẩm cần thiết nên bổ sung để bé có thể nhanh chóng khỏi bị vàng da.
– Uống nhiều nước
Các đơn giản nhất giúp bé thải nhiều độc tố do Bilirubin chỉ đơn giản là uống đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Uống đủ nước, cho bé bú sữa hằng ngày thì nhu động ruột của cả mẹ và bé càng tốt, giúo gan hoạt động tốt hơn và giảm bilirubin có trong máu.
– Các loại hạt, đậu và rau mầm
Các loại hạt, đậu và rau mầm có hàm lượng chất xơ, protein cao cùng nhiều dưỡng chất tốt giúp bổ sung chất để bé phát triển. Chất béo có trong các loại hạt rất tốt cho sức khoẻ của bà mẹ cho con bú và em bé. Đặc biệt một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân rất có lợi cho gan vì thế trong những tuần đầu mẹ có thể ăn thêm các loại hạt để giúp ích cho cơ thể của cả mẹ và con.
– Trái cây tươi và rau xanh
Trái cây tươi và rau xanh là loại thực phẩm đặc biệt cần thiết cho cơ thể của những người mới sinh. Mẹ ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh giúp bé nhận được một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất thông qua sữa mẹ. Chất xơ được bé hấp thụ qua sữa mẹ cải thiện hệ thống tiêu hóa và làm cho ruột hoạt động tích cực từ đó giảm bớt tình trạng vàng da.
Trẻ bị vàng da mẹ không nên ăn gì? Trẻ bị vàng da thì mẹ cần tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Mẹ cần tránh các đồ ăn đóng gói vì trong đó có chứa các chất phụ gia. Lượng natri ít hơn hoặc bằng 0, nghĩa là, ăn ít muối sẽ tốt hơn cho cả mẹ và bé. Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu, nước ngọt, đồ uống có ga cũng có tác động không tốt đến sức khoẻ của bé.
Hỏi: Bé bị vàng da có được uống vitamin D không?
Trả lời: Trẻ bị vàng da có thể uống thêm vitamin D, tuy nhiên nên uống theo liều lượng và sự chỉ định của bác sĩ.
Hỏi: Bé bị vàng sinh lý có nên tắm nắng không?
Trả lời: Trường hợp trẻ bị vàng da nhẹ (vàng da sinh lý) mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Mỗi ngày bé có thể tắm nắng khoảng 30 phút vào sáng hoặc chiều (lúc nắng nhẹ). Ánh mặt trời có thể giúp bé vàng da nhẹ nhanh hết nhưng không thể điều trị trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
Hỏi: Trẻ bị vàng da mẹ có ăn được nghệ không?
Trả lời: Mẹ có thể ăn nghệ để làm lành vết mổ sau sinh, nghệ không ảnh hưởng hoặc tác động đến tình trạng vàng da của bé
Hỏi: Bé bị vàng da sinh lý, được bác sĩ chỉ định chiếu đèn. Tuy nhiên tại sao khi chiếu đèn mẹ cần phải che bộ phận sinh dục của bé? Đèn đèn chiếu vào bộ phận sinh dục có ảnh hưởng gì đến bé và quá trình sinh sản sau này của con hay không?
Trả lời: Theo nghiên cứu,khi thí nghiệm trên chuột con thì thấy có hiện tượng teo tinh hoàn nếu chiếu đèn mà không che, tuy nhiên chức năng sinh sản vẫn bình thường. Vì thế người ta khuyến cáo nên che bộ phận sinh dục cho bé khi chiếu đèn. Tuy nhiên vẫn không có báo cáo chính thức nào nói về ảnh hưởng khi chiếu đèn lên bộ phận sinh dục sẽ khiến vô sinh. Ngoài ra, phải tiếp xúc với ánh đèn cường độ cao trong một thời gian nhất định thì mới có thể bị ảnh hưởng, còn nếu vô tình bị tiếp xúc ánh sáng trong một khoảng thời gian ngắn thì không ảnh hưởng gì.
Trẻ bị vàng da mẹ nên ăn gì? Thông qua bài viết trên đây, Diệp An Nhi hy vọng mẹ sẽ có một số kiến thức hữu ích để đối mặt với tình trạng bé bị vàng da ở những ngày tháng đầu đời. Chúc bé luôn khoẻ!