fbpx
Diep An Nhi

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? 9 kinh nghiệm chăm trẻ tại nhà

05/10/2021 40 Xem

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Có cách nào có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy hay không?

Tìm nguyên nhân bé bị tiêu chảy

Một trong những kinh nghiệm đầu tiên và quan trong khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là mẹ cần phải tìm ra được nguyên nhân bé bị tiêu chảy do đâu. Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp mẹ có thể tìm được cách điều trị nhanh chóng và kịp thời. Một số nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà mẹ có thể xác định:

  • Tuổi: Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi có khả năng bị tiêu chảy cao hơn ở các lứa tuổi khác vì giai đoạn này bé bắt đầu ăn dặm, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch sau sởi, thuỷ đậu…
  • Trẻ bị nhiễm Rotavirus.
  • Trẻ bị rối loạn lợi khuẩn do dùng kháng sinh phổ rộng.
  • Thói quen ăn uống không hợp lý: Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ,…
Một trong những kinh nghiệm đầu tiên và quan trong khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là mẹ cần phải tìm ra được nguyên nhân
Một trong những kinh nghiệm đầu tiên và quan trong khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là mẹ cần phải tìm ra được nguyên nhân

Bù nước cho bé

Tình trạng mất nước khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là triệu chứng điển hình. Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ.

Để bù nước cho bé con mẹ có thể áp dụng các cách:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé bú nhiều lần và các lần ngắt quãng. Không nên để bé bú quá no. Nếu trẻ nôn thì có thể cho bé bú chậm hơn hoặc uống thêm sữa ngoài.
  • Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm mẹ có thể bù nước cho bé bằng các loại: oresol, nước cháo muối, nước gạo rang muối, nước chuối, hồng xiêm.
Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ (Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?)
Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ (Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?)

Bổ sung thêm điện giải cho bé

Bù điện giải cho bé bằng cách sử dụng thêm ORS (oresol). Đây là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước.

Pha oresol với nước ấm và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha quá 24 giờ đi và pha dung dịch mới. 

Vệ sinh cho bé

Vệ sinh cho bé sạch sẽ khi bé bị tiêu chảy để phòng ngừa vi khuẩn và bảo vệ cho bé khỏi các bệnh ngoài da như hăm tã. Mẹ có thể sử dụng nước tắm gội thảo dược dành cho trẻ em Diệp An Nhi vừa giúp bé thư giãn hoặc dùng vệ sinh cho bé để phòng ngừa các bệnh ngoài da cho con.

Vệ sinh cho bé sạch sẽ khi bé bị tiêu chảy để phòng ngừa vi khuẩn và bảo vệ cho bé khỏi các bệnh ngoài da 
Vệ sinh cho bé sạch sẽ khi bé bị tiêu chảy để phòng ngừa vi khuẩn và bảo vệ cho bé khỏi các bệnh ngoài da 

Đổi sữa, thức ăn cho cả mẹ và bé

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng thực phẩm khiến bé bị tiêu chảy, vì thế cần đổi ngay các loại sữa và thức ăn cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này. Cơ địa bé không hợp với loại sữa mới mua của mẹ hay mẹ ăn phải đồ ăn có vấn đề cũng sẽ khiến cho bé bị tiêu chảy.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Vệ sinh dụng cụ cho bé trước khi bú

Các núm vú, bình sữa, thìa, khăn lau của bé có thể không sạch khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến bé bị tiêu chảy. Vì thế mẹ hay bất cứ ai trước khi cho bé ăn, uống cần phải diệt khuẩn dụng cụ trước khi pha sữa, cháo, hay đồ uống cho bé con.

Không tự ý dùng kháng sinh cho bé

Có một vấn đề là khi lo lắng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao nhiều phụ huynh hay tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ. Kháng sinh nếu sử dụng không đúng bệnh và liều lượng sẽ khiến cho tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sức đề kháng với kháng sinh ở trẻ. Vì thế mẹ cần lưu ý là chỉ sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Không tự ý dùng kháng sinh trong mọi trường hợp tiêu chảy.

Đưa trẻ đến bệnh viện trong các trường hợp

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện, cơ sở y tế trong các trường hợp: 

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước (da khô, môi khô, phân lẫn máu)
  • Trẻ nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Tiêu chảy liên tục không đỡ
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, lờ đờ, ngủ nhiều, khó đánh thức
  • Tiêu chảy không dừng sau 7 ngày
  • Co giật, sốt cao
  • Trẻ tiêu chảy dưới 6 tháng tuổi

Phòng ngừa trước cho bé bằng việc tiêm vacxin

Ngoài các biện pháp phòng ngừa và tránh các nguy cơ gây bệnh tại nhà mẹ cần phải đưa trẻ tiêm chủng vacxin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng sởi, uống vacxin ngừa Rotavirus. Rotavirus là tác nhân tiêu chảy cấp nặng và thường gặp nhất. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhập viện. Do đó Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng tiêu chảy, nên uống vắc xin để ngăn ngừa sự tấn công của Rotavirus.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Với 9 kinh nghiệm xương máu trên đây sẽ giúp các mẹ chăm bé tốt hơn và phòng ngừa tiêu chảy cấp cho bé yêu

Xem thêm: