fbpx
Diep An Nhi

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ cần xử lý như thế nào để tránh hậu quả xấu?

05/05/2021 252 Xem

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ không phải là tình trạng hiếm. Mụn mủ xuất hiện trên da bé do nhiều nguyên nhân. Nếu trẻ bị nổi mụn mủ nhẹ có thể tự lành khi chăm sóc tại nhà nhưng nếu bệnh nặng thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán để được điều trị kịp thời.. Đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Diệp An Nhi tìm hiểu về cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ.

Nguyên nhận trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ có nguyên nhân chủ yếu là do những kích thích yếu tố dư thừa của người mẹ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ. Các hormone dư thừa này sẽ kích thích tuyến dầu của trẻ để phát triển thành một bã nhờn. Bã nhờn bịt kín các lỗ chân lông sẽ dẫn đến mụn nhọt. Các bé trai sơ sinh thường sẽ có nhiều mụn hơn các bé gái. Mụn mủ thường xuất hiện ở trên mặt, da đầu của trẻ. Khi bị mụn mủ, trẻ sẽ rất đau đớn và khó chịu nên các mẹ hãy chú ý quan sát để điều trị mụn cho bé.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ có nguyên nhân chủ yếu là do những kích thích yếu tố dư thừa của người mẹ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ có nguyên nhân chủ yếu là do những kích thích yếu tố dư thừa của người mẹ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ

Ngoài ra bệnh còn thường bùng phát vào mùa hè khi da bé dễ đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tạo nên những tổn thương, sưng tấy, ngứa ngáy, mưng mủ trên da. Bên cạnh yếu tố vi khuẩn tăng sinh, tăng độc ngoài da, mụn mủ còn bùng phát do một số nguyên nhân khác như:

  • Sức đề kháng của trẻ còn kém, bé còi xương, suy nhược sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Vệ sinh da bé chưa đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da mủ ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ thường xuyên đóng tã bỉm khiến vùng da bẹn, mông bức bí, ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Môi trường sống ẩm ướt, ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc các tình trạng nổi mụn mủ.

Dấu hiệu mụn mủ ở trẻ sơ sinh

Mụn mủ được chia thành 2 nhóm theo nguyên nhân gây bệnh là do tụ cầu và liên cầu. Tùy thuộc vào từng dạng bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

Mụn mủ do tụ cầu

Với viêm da mủ do tụ cầu, tổn thương thường xuất hiện ở vùng nang lông, được gọi là viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông.

Viêm nang lông dạng nông Sưng đỏ và đau ở lỗ chân lông, dần dần chuyển thành các cục mụn mủ nhỏ. Khi mụn khô tạo thành vảy trên da, dễ bong nhưng không để lại sẹo. Tình trạng này thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy.
Viêm nang lông sâu Khu vực lỗ chân lông trở nên sưng tấy, xung quanh xuất hiện mụn mủ. Vị trí da bị bệnh thường rải rác hoặc tập trung thành các đám nhỏ, cứng và nổi rõ lên bề mặt da trẻ. Nếu nặn sẽ thấy ở tổn thương có mủ chảy ra. Tình trạng viêm nang lông sâu còn gây ngứa và có nguy cơ viêm nhiễm cao.
Mụn nhọt Bề mặt da xuất hiện mụn nhọt, bên trong có nhiều mủ, sưng đau và chứa độc tính. Nếu mụn vỡ, có thể nhìn thấy bên trong có nhiều ngòi như tổ ong rất đau. Viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài nhiều tháng cùng tình trạng đau nhức. Sức đề kháng của trẻ từ đó mà giảm sút.
Với viêm da mủ do tụ cầu, tổn thương thường xuất hiện ở vùng nang lông, được gọi là viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông
Với viêm da mủ do tụ cầu, tổn thương thường xuất hiện ở vùng nang lông, được gọi là viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông

Mụn mủ do liên cầu

Trẻ bị nổi mụn mủ do liên cầu có triệu chứng như sau:

Chốc lở Trên da ban đầu có nhiều các bọng nước, sau đó chuyển biến thành bọng mủ và mủ đục. Vị trí tổn thương thường ở quanh miệng. Mụn sau khi vỡ sẽ chảy mủ, đóng vảy và tiết dịch vàng. Khi mụn khô, nếu cạy ra sẽ thấy phía dưới da có màu đỏ và ướt. Tình trạng chốc lở ở da đầu khiến tóc bết dính, khả năng cao gây nhiễm khuẩn và lan ra các vùng da khác.
Hăm kẽ Triệu chứng này xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như cổ tay, chân, kẽ bẹn, mông, cổ… Những vùng da trên cơ thể đổ nhiều mồ hôi dễ dẫn đến bị hăm. Dấu hiệu nhận biết là các đám đỏ, tiết dịch, vùng da xung quanh tổn thương mỏng, đi kèm hiện tượng đau rát khiến bé quấy khóc.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ

Cách xử lý mụn mủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Để tránh việc mụn mủ ở trẻ chuyển biến nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe của con, cha mẹ nên sớm cho con đi khám và điều trị đúng cách. Bởi làn da trẻ sơ sinh còn mỏng manh nên việc điều trị thường hướng tới các phương pháp dịu nhẹ, an toàn cho bé.

Cha mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm bằng cách đun nước tắm ngoài da cho bé. Cách này giúp cải thiện các triệu chứng đỏ rát, ngứa ngáy trên da, hạn chế sự lan rộng của các tổn thương.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị mọc mụn ở hậu môn nên xử lý ra sao?

Cách xử lý mụn mủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Cách xử lý mụn mủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Một số loại thảo dược phổ biến được dùng để tắm cho trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ:

Lá trầu không Chuẩn bị 1 nắm trầu không rửa sạch, đem đun sôi cùng 2 lít nước. Pha loãng nước trầu không để tắm cho bé, phần mã lá vò nát để chà nhẹ lên vùng da bị viêm mủ.
Chè xanh Trà xanh rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Để nguội bớt và pha với nước nguội để tắm và lau ngoài da cho bé.
Lá tía tô Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nước lá tía tô dùng tắm cho trẻ 3-4 lần/tuần giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm da. Cách thực hiện tương tự với lá trầu không hay chè xanh.
Lá đơn đỏ Tắm cho trẻ nhỏ bằng lá đơn đỏ giúp làm giảm nhanh cơn ngứa, tăng khả năng phục hồi da, ngừa viêm nhiễm. Đun nước lá đơn đỏ rồi pha loãng để tắm cho bé mỗi tuần 2-3 lần để thấy được hiệu quả.

Lưu ý: Cha mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn các loại thảo dược. Không nên chọn các lá bị sâu hay có nhiều tạp chất. Ngoài ra trước khi thực hiện, cần thử phản ứng trên da bé trước để tránh các trường hợp dị ứng.
Trẻ bị nổi mụn mủ nếu biến chứng sẽ rất nguy hiểm, vì vậy cha mẹ hãy chú ý quan sát và bình tĩnh xử lý nếu con yêu bị bệnh. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp được những thông tin bổ ích đến cho cha mẹ.

Xem thêm: