Bệnh nấm lưỡi là một trong các loại bệnh nhiễm nấm men ở một số vị trí trong khoang miệng, điển hình là ở lưỡi. Loại bệnh nhiễm trùng thông thường này có thể lây truyền giữa người mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian cho con bú. Bạn có muốn biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm miệng? Hãy cùng đọc và tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đầu tiên, bệnh nấm lưỡi có rất nhiều tên gọi khác nhau. Thực tế, bệnh này thường được biết đến với một số tên gọi phổ biến như tưa lưỡi, bệnh tưa miệng hay bệnh nấm miệng.
Nguyên nhân chính đã khiến trẻ nhỏ bị mắc bệnh nấm lưỡi là do nấm Candida Albicans gây ra. Ở những bé khỏe mạnh, thông thường có từ 0,5% đến 20% nấm Candida Albicans trong khoang miệng.
Đây là loại nấm vốn kí sinh trong khoang miệng và nếu chúng duy trì ở mức cân bằng thì sẽ không gây hại cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi nấm Candida Albicans gặp một số điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển nhanh chóng trong khoang miệng và gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ.
Trên thực tế, một vài yếu tố thuận lợi khiến nấm Candida Albicans phát triển nhanh chóng và tăng nguy cơ mắc bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là:
Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó có bệnh nấm lưỡi. Đối với những trẻ bị sinh non, nhẹ cân hay trẻ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ mắc bệnh nấm miệng cao hơn so với những đối tượng khác.
Nếu trong lúc mang thai, thai phụ nhiễm nấm sinh dục và chưa điều trị dứt điểm thì có khả năng cao lây sang cho thai nhi trong quá trình sinh nở qua ngõ âm đạo.
Việc sử dụng kháng sinh dài ngày và sử dụng một cách bừa bãi, không có chỉ định của bác sĩ có thể khiến hệ vi khuẩn có lợi và hệ vi nấm có hại bị mất cân bằng gây ra bệnh nấm lưỡi Candida.
Đây là loại thuốc sử dụng để điều trị hen suyễn hay viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sử dụng corticoid kéo dài và không được vệ sinh miệng sau khi dùng thuốc có thể ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể nên gây bệnh nấm lưỡi cho bé.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, sai lầm của mẹ là khi không chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách cho trẻ sơ sinh khiến khoang miệng của trẻ đọng cặn sữa. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh nấm lưỡi.
Không chỉ có vậy, các đồ dùng mà trẻ hay ngậm, bú như ti giả, núm ti, vòng ngậm nướu, đồ chơi, thìa, bát,… không đảm bảo vệ sinh cũng có thể là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị nấm miệng.
Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh tưa miệng do bên ngoài hoặc do chính nguồn sữa của mẹ gây ra. Vì vậy, bài viết có tổng hợp triệu chứng để nhận biết bệnh tưa lưỡi ở cả trẻ sơ sinh và người mẹ.
Các triệu chứng của bệnh tưa miệng mà bạn có thể dễ dàng thấy được ở trẻ sơ sinh là:
Ngoài ra, người mẹ cũng có thể cảm nhận được khi cho con bú (nếu mẹ có triệu chứng nhiễm trùng nấm men trên núm vú):
Chỉ cần ăn một món nào đó vào trong miệng mà không đúng ý trẻ đã có thể khiến các bé quấy khóc, khó chịu. Vì thế, khi mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nấm lưỡi, sự khó chịu của bé sẽ tăng lên và dễ quấy khóc do bệnh gây đau rát, khó chịu dai dẳng không dứt.
Không chỉ có vậy, những cảm giác vật lý trên đã gây cho bé những khó chịu như thế thì sự viêm loét, đau nhức lan khắp khoang miệng còn khiến bé mệt mỏi, chán ăn và luôn trong trạng thái stress vì đau trong miệng.
Ngoài ra, việc bé không thể ăn uống dễ dàng làm bé chán ăn, dễ đói và hay quấy khóc. Đặc biệt là bé sẽ bị giảm cân do quá trình ăn uống thiếu điều độ và thiếu các chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt như trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Nhiều trường hợp còn nguy hiểm hơn như nấm miệng lan xuống các vùng sâu hơn trong đường tiêu hóa như thực quản và đường hô hấp như khí quản. Từ đó, trẻ có thể mắc các bệnh như viêm họng, nấm họng, viêm sưng thực quản. Thậm chí, bệnh hoàn toàn còn có thể lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể khiến cho sức khỏe của bé chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các ông bố, bà mẹ đều luôn đặt ra câu hỏi rằng liệu bé có thể tự khỏi bệnh nấm miệng hay không. Thực ra, nhiều khi bố mẹ thấy lưỡi bé màu trắng thì không nghĩ đến việc bị bệnh mà chỉ nghĩ là bé bị bẩn lưỡi do uống sữa hay ăn dặm nhiều. Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh thì việc tự khỏi là điều hiếm xảy ra.
Lý do là bởi bệnh nấm miệng thường là do nấm Candida albicans gây ra. Đây là loài nấm rất khó điều trị và tiêu diệt tận gốc nếu chỉ để cho bé tự khỏi. Càng không chữa trị dứt điểm thì bé sẽ không chỉ bị nấm miệng mà còn chuyển sang thể bệnh nấm mới ở các cơ quan khác trong cơ thể.
Hiện nay, để điều trị bệnh này, các bác sĩ thường phải kê đơn có các loại thuốc kháng sinh đặc trị tiêu diệt loại nấm này để đảm bảo không tái phát bệnh nấm và không bị lây nhiễm sang các cơ quan khác trong cơ thể của bé. Có nhiều dạng thuốc phù hợp cho tình trạng và độ tuổi của trẻ nhỏ như dạng đường uống hay dạng bôi lên lưỡi để điều trị tại chỗ ở trong khoang miệng.
Việc điều trị bệnh tại nhà cho trẻ cần rất nhiều sự cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng không chỉ của bác sĩ điều trị cho bé mà còn bố và mẹ của trẻ. Bác sĩ sẽ thường kê đơn điều trị bệnh nấm miệng với các loại thuốc đặc trị và đưa ra một số biện pháp vệ sinh khoang miệng, ăn uống, chế độ kiêng khem cho bé. Vì vậy, khi điều trị tại nhà, sau khi có sự tư vấn của bác sĩ, cha mẹ cần:
Cha mẹ cần rất cẩn thận khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh vì bé còn rất nhỏ và sức đề kháng của bé còn rất yếu, không đủ sức để chống lại những sự xuất hiện của các loại vi khuẩn có hại cùng một lúc. Ngoài ra, trong thời gian này, bé vẫn cần phải bú mẹ nên người mẹ không được để bản thân bị nhiễm nấm trong suốt quá trình cho bé bú.
Đồng thời, bé có thể được ba mẹ cho uống sữa bột bằng bình bú nên rất cần khử trùng sạch sẽ dụng cụ pha sữa, núm vú giả,… để tránh nhiễm nấm.
Một trong những cách phòng tránh nấm hiệu quả nhất, tiện lợi nhất cho mẹ bỉm hiện nay mà được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là sử dụng gạc rơ lưỡi thảo mộc Diệp An Nhi.
Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi là dụng cụ y tế được dùng để vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày giống như bàn chải đánh răng của người lớn. Gạc được tẩm dịch có chiết xuất từ chè xanh, rau ngót, cúc La Mã – những thảo dược tự nhiên có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm tuyệt vời.
Chè xanh có chứa một loại polyphenol tên Catechin, có khả năng làm sạch mảng bám và rất tốt cho quá trình mọc răng của trẻ nhỏ. Cúc La Mã và rau ngót đều có khả năng giảm sưng, tiêu viêm và là có khả năng diệt nấm Candida Albicans tuyệt vời.
Ngoài ra, gạc có mùi vị dễ chịu, không khiến trẻ bị trớ khi rơ lưỡi. Chất liệu gạc Diệp An Nhi là polyester nên vô cùng mềm mại, không khiến bé khó chịu hay đau lưỡi khi rơ miệng.
Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi đã được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng cho trẻ nhỏ để vệ sinh răng miệng của trẻ hàng ngày, phòng tránh bệnh tưa lưỡi.
Các bé ở độ tuổi này vẫn chưa có ý thức trong việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ nên cha mẹ cần chủ động hướng dẫn và hỗ trợ bé vệ sinh sạch sẽ.
Các bé chơi đồ chơi không nên ngậm hay mút đồ chơi vì có thể sẽ nhiễm vi khuẩn, vi nấm từ đồ chơi lây sang. Cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm không để cho bé có thói quen không tốt này.
Ba mẹ hãy luôn chăm sóc cho các bé thật tốt và dành thời gian để lắng nghe sức khỏe của bé nhiều hơn, từ đó hạn chế các bệnh về răng miệng cho bé. Nếu còn có thắc mắc gì về bài viết hay cần giải đáp các câu hỏi của bản thân, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ trực tiếp qua HOTLINE của Diệp An Nhi để được các chuyên gia tư vấn nhé.
Xem thêm:
Tổng hợp mẹo dân gian để chữa nấm lưỡi ngay tại nhà.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể trở nên nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.