Đối với trẻ sơ sinh, việc bú sữa mẹ sẽ khiến lưỡi của bé bị bám cặn sữa. Nếu không được vệ sinh đúng cách và thường xuyên, bé rất dễ mắc các bệnh về răng miệng thường gặp như: tưa lưỡi, nấm miệng. Nên việc rơ lưỡi là điều vô cùng cần thiết, nó hỗ trợ làm sạch khoang miệng và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi, nên rơ lưỡi cho bé một ngày mấy lần, và rơ lưỡi như thế nào cho đúng cách? Các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé và những vấn đề trên nhé!
Câu trả lời là Có.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh thường hay có cặn sữa bám trên bề mặt lưỡi do lượng sữa dư thừa đọng lại trong khoang miệng bé. Chính vì vậy, các mẹ bỉm cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để tránh các bệnh liên quan đến răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Bên cạnh việc vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, các mẹ cũng nên massage lợi để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình mọc răng sau này của trẻ.
Vậy trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi được?
Thông thường sau khi sinh khoảng 2 đến 3 ngày là mẹ đã có thể bắt đầu rơ lưỡi cho bé. Và mẹ nên thực hiện việc rơ lưỡi mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh như nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ kiến nghị nên rơ lưỡi trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi bằng nước muối sinh lý. Tuyệt đối, khi thấy các nấm miệng hoặc cặn sữa bám trên bề mặt lưỡi, các mẹ không được dùng vật cứng để nạo sạch vì điều này sẽ rất dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng và chảy máu.
Khi vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé, các mẹ lưu ý thực hiện nhẹ nhàng vì niêm mạc của bé rất yếu và dễ tổn thương.
Đối với các độ tuổi lớn hơn, mẹ có thể sử dụng đa dạng hơn các dụng cụ gạc rơ lưỡi cũng như dung dịch đi kèm để vệ sinh răng miệng cho bé. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, công dụng phù hợp với mục đích vệ sinh như: vệ sinh hàng ngày hay dùng để trị các bệnh nấm miệng, tưa lưỡi, viêm, sưng lợi…
Các mẹ thấy đấy, “Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?” – Câu trả lời là ngay sau khi sinh từ 2-3 ngày nhé, các mẹ hãy chú ý vệ sinh răng miệng cho con ngay từ những ngày đầu tiên để đảm bảo thiên thần nhỏ của mình luôn sạch sẽ và khỏe mạnh nhé!
Khoang miệng của trẻ sơ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và vi sinh vật gây mùi hôi. Việc rơ lưỡi cho trẻ cũng giống như việc đánh răng của người lớn, cần phải làm mỗi ngày để loại bỏ những mảng bám, thức ăn thừa đọng lại trên bề mặt lưỡi, nướu, nó giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và hỗ trợ quá trình mọc răng sau này cho trẻ.
Ngoài ra, nếu khoang miệng, đặc biệt là bề mặt lưỡi của bé không được làm sạch thường xuyên và đúng cách, bé rất dễ bị mắc bệnh tưa lưỡi do Candida Albicans – một loại nấm men gây ra.
Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi ban đầu là những chấm trắng sau đó phát triển nhanh và ăn sâu, bám chặt vào lớp niêm mạc lưỡi,2 má trong và vòm họng hình thành nên các mảng giả mạc trắng hoặc trắng xám rộng gây đau khó chịu, đau rát và rất khó bong tróc khi khi sinh.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì khoang miệng thông với đường hô hấp và tiêu hóa nên nấm rất dễ xâm nhập vào các bộ phận này gây ra các bệnh lý nguy hiểm như:
Tùy vào lứa tuổi và tình trạng phát triển cũng như sức khỏe răng mà sẽ có tần suất rơ lưỡi riêng cho bé.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Đối với trẻ sơ sinh không bị nấm lưỡi mẹ nên rơ lưỡi cho bé ít nhất 1 lần/ ngày để loại bỏ thức ăn thừa đọng lại trong khoang miệng, tránh tình trạng sữa đóng cặn, lên men tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành nên các bệnh như tưa lưỡi, nấm miệng ở trẻ nhỏ.
Lưu ý:
Khi trẻ đang trong quá trình mọc răng, nướu (hay còn gọi là lợi) bị nứt nên rất ,dễ nhiễm khuẩn dẫn đến sưng, viêm gây ngứa và đau cho trẻ. Vì vậy, mẹ nên dùng gạc vệ sinh lưỡi, nướu cho trẻ khoảng 2 lần/ngày để loại bỏ bớt vi khuẩn và các mảng bám cho thức ăn để lại, điều này sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm.
Ngoài ra khi thực hiện rơ lưỡi, nướu sẽ giúp bé được “gãi ngứa” những nơi đang mọc răng khiến bé dễ chịu và thoải mái hơn.
Lưu ý: Rơ nhẹ nhàng, tránh chạm mạnh vào răng đang mọc của bé.
Viêm lợi ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm ở lợi của bé do vi khuẩn tấn công. Nguyên nhân chủ yếu là do không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên, thức ăn, sữa cặn sót lại tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi gây nên tình trạng sưng đỏ, đau nhức ở lợi.
Đặc biệt, trong giai đoạn bé mọc răng, nướu sẽ nứt ra để răng có thể trồi lên nên nướu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi mọc răng cũng khiến bé ngứa lợi, thường xuyên đưa đồ chơi hoặc những vật dụng vào trong miệng để ngậm, cắn. Việc này vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong khoang miệng. Từ đó khiến bé dễ bị sưng, viêm nướu hơn.
Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng ăn, nhai của bé.
Để giảm và hạn chế tình trạng viêm, sưng lợi cho bé, mẹ cần vệ sinh răng miệng bằng gạc rơ lưỡi từ 2-3 lần/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng gạc rơ lưỡi có chứa NaHCO3 sẽ giúp làm sạch mảng bám, chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu ở trẻ. Bên cạnh đó, khi mẹ rơ nướu cho bé còn tạo cảm giác matxa dễ chịu hơn khi bé đang mọc răng và ngứa lợi.
Đối với lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng do một loại nấm lưỡi mang tên Candida gây nên thì gạc rơ lưỡi có tác dụng làm sạch bề mặt lưỡi và khoang miệng của trẻ đồng thời diệt tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm.
Với trẻ bị trắng lưỡi do lưỡi bị nhiễm nấm Candida, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ khoảng 3 -4 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Lưu ý:
Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi một lần khi bé bú mẹ hoàn toàn?
Như chúng ta đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và kháng thể cho bé trong 6 tháng đầu đời.
Sữa mẹ không phải sữa pha, vì vậy lượng cặn sữa đọng lại trên lưỡi bé sẽ ít hơn so với những loại sữa khác. Nếu bé bú trực tiếp thì cặn sữa đọng lại càng ít hơn nữa vì lưỡi của bé sẽ cọ xát lên đầu ti của mẹ trong quá trình nuốt, hút sữa. Hành động này sẽ hạn chế cặn bám trên bề mặt lưỡi bé.
Vì vậy bạn không cần tiến hành rơ lưỡi quá thường xuyên cho bé, chỉ cần làm 2 – 3 ngày một lần hoặc 2 tuần một lần là được.
Phương pháp làm sạch lưỡi cho bé phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau, cụ thể như:
Lưu ý: Thực hiện rơ lưỡi ít nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa cho bé bú.
Ở độ tuổi từ 1 – 5 tuổi, bé vẫn chưa thể tự vệ sinh răng miệng cho mình. Chính vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên giúp đỡ bé rơ lưỡi, nhắc nhở, giám sát bé đánh răng điều độ với tần suất 2 lần/ ngày.
Lưu ý: Cha mẹ hãy lựa chọn gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải đánh răng có độ mềm mại nhất định và được thiết kế phù hợp riêng với độ tuổi của trẻ.
Khi con 2 – 5 tuổi, bé có thể sử dụng kem đánh răng nhưng mẹ chỉ lấy lượng kem bằng hạt đậu xanh. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở con không được nuốt kem dù nó có vị ngọt và mùi thơm. Hướng dẫn con luôn phải vệ sinh răng trước, sau đó đến lưỡi. Việc tập cho con thói quen đánh răng ngay từ nhỏ sẽ hình thành nên ý thức bảo vệ răng miệng sau này cho con, giúp con có một hàm răng thật khỏe mạnh.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm sạch khoang miệng và giúp bé phòng tránh các bệnh thường gặp như: tưa lưỡi, nấm miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Vì thế, các mẹ có thể theo dõi video dưới đây để tham khảo cách rơ lưỡi cho bé đúng cách và an toàn.
Đổi với trẻ bị tưa lưỡi/ nấm miệng:
Dưới đây là 3 loại gạc rơ lưỡi đang được nhiều phụ huynh lựa chọn nhất hiện nay:
Với thiết kế xỏ ngón dễ dàng sử dụng và được làm từ chất liệu Silicon mềm mại, đảm bảo an toàn, không gây tổn thương cho niêm mạc của trẻ sơ sinh, gạc rơ lưỡi Silicon được khá nhiều mẹ bỉm ưa chuộng.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đây là loại gạc rơ lưỡi dành cho trẻ sơ sinh được thiết kế dưới dạng cây, có cán cầm. Mẹ có thể dễ dàng mua các loại gạc này trên mạng hay tại các nhà thuốc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Là loại gạc khô, chưa được tẩm sẵn dung dịch rơ lưỡi. Trước khi sử dụng, các mẹ cần quấn quanh hoặc xỏ gạc vào ngón tay, các mẹ cũng cần thấm nước, nước muối sinh lý hay dịch rơ lưỡi để làm ướt gạc trước khi sử dụng.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Vậy câu hỏi: “Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi được, nên rơ lưỡi cho bé một ngày mấy lần, và rơ lưỡi như thế nào cho đúng cách?” đã được giải đáp thông qua bài viết này. Cùng với những thông tin hữu ích khác, mong rằng các mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc và nuôi dạy những thiên thần nhỏ của mình tốt nhất.
Xem thêm: