fbpx
Diep An Nhi

TRẺ KHÓ NGỦ? Nguyên nhân và gợi ý kinh nghiệm ru ngủ cho bé

12/03/2021 76 Xem

Những vấn đề về giấc ngủ ít xảy ra nhất là đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngay cả khi con đã ngủ suốt đêm thì thỉnh thoảng các vấn đề về giấc ngủ của trẻ vẫn có thể xuất hiện. Cùng Diệp An Nhi tìm hiểu nguyên nhân trẻ em khó ngủ và biện pháp xử lý kịp thời.

Hiểu về giấc ngủ của trẻ em

Hầu hết các vấn đề trẻ sơ sinh khó ngủ là do những nguyên nhân tạm thời như bệnh tật, mọc răng, bỉm, đói hoặc do các mốc phát triển, sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của bé. Vì thế đôi khi trẻ em khó ngủ là điều hết sức bình thường không có gì đáng lo ngại.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Tuy nhiên bé khó ngủ trong thời gian dài hoặc con ngủ không ngon, ngủ không sâu kéo dài dai dẳng khiến ảnh hưởng đến cả con và cả bố mẹ. Một số trẻ sơ sinh, thường là trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi có thể có thói quen trong việc đi vào giấc ngủ như thường là sự đung đưa, ngậm ti mẹ, vỗ nhẹ mông khi bé thức dậy vào nửa đêm. Dưới đây là một số vấn đề về giấc ngủ của trẻ phổ biến nhất ở giai đoạn trong năm đầu tiên và các giải pháp giúp bé có một giấc ngủ ngon lành.

Trẻ khó ngủ: 0 – 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn những ngày tháng đầu tiên trong đời, trẻ sơ sinh vẫn đang điều chỉnh thói quen ngủ bình thường. Thông thường trẻ trong giai đoạn này sẽ ngủ khoảng 14 – 17 tiếng. ngày. Bé sẽ có thể thực dậy bú sữa mẹ cả ngày hoặc đêm và không cố định vào một giờ nào cả.

Trẻ sơ sinh được 1 – 2 tháng tuổi cũng ngủ (cùng thời lượng 14h -17h) sẽ chia giấc ngủ thành 8 – 9 tiếng ngủ ban đêm và 7 – 9 tiếng ban ngày. Trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ từ 14 – 16 tiếng trong khoảng 24h. Thông thường trẻ sơ sinh có những giấc ngủ ngắn, hiểu đơn giản vì bé cần phải ăn liên tục.

Bé có thói quen được mẹ đung đưa trước khi đi vào giấc ngủ
Bé có thói quen được mẹ đung đưa trước khi đi vào giấc ngủ

Trong giai đoạn này tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà mẹ có thể áp dụng cách thức khác nhau để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Biểu hiện Cách giải quyết
Trẻ thức dậy quá thường xuyên, quấy khóc và không chịu yên khi nằm ngửa khi mẹ cho ngủ Chống ngủ ngược: Khi bé không chịu nằm ngửa khi ngủ do bé đang quen với việc nằm sấp khi ngủ. Tuy nhiên tư thế ngủ như vậy sẽ khiến tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn. Vì thế bé cần được nằm ngửa khi ngủ. Việc nằm ngửa khi ngủ khiến bé khó chịu thì mẹ có thể áp dụng một vài thủ thuật dỗ bé ngủ lại như quấn tã, cho bé ngậm ti giả khi ngủ. Sẽ bị mất một vài ngày đầu để bé có thể quen với việc nằm ngửa khi ngủ nhưng khi đã quen rồi bé có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
 Bé ngủ cả ngày sau đó lại thức xuyên đêm. Giấc ngủ của bé không phân biệt ngày đêm. Khi bé quen ngủ ban ngày và thức xuyên đêm thì mẹ cần phải hiểu về thói quen của trẻ. Các thói quen về đêm của trẻ sẽ tự điều chỉnh khi trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài sau khi chào đời bao gồm việc tự điều chỉnh giấc ngủ ban ngày ngắn lại xuống còn khoảng 3h và làm rõ hơn sự khác biệt giữa ngày và đêm. Một lưu ý cho các bậc phụ huynh là hãy giữ phòng tối khi trẻ ngủ và tránh bật TV khi cho trẻ bú vào ban đêm.
Bé ngủ không yên do thường xuyên bú đêm Hầu hết trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi vẫn cần bú sữa mẹ từ 1 – 2 lần trong đêm. Thông thường cứ sau 2 tiếng bé cần thức dậy để bú sữa mẹ. Vì thế để điều chỉnh giấc ngủ của bé, mẹ có thể nhờ sự tư vấn từ bác sĩ nhi của bé về tần suất ăn đêm. Mẹ có thể cắt giảm lượng thức ăn cho trẻ qua đêm và bổ sung đủ lượng thức ăn của bé trong ngày bằng việc cứ cách 2 tiếng mẹ cho bú một lần.

Trẻ em khó ngủ: từ 6 tháng tuổi trở lên

Từ 6 tháng tuổi trở lên, thói quen về sinh hoạt giấc ngủ của bé sẽ khác hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Khi được 6 tháng tuổi cơ thể bé sẽ tự phân chia giấc ngủ vào ban đêm và ban ngày. Bé sẽ ngủ khoảng 10 đến 11 tiếng vào ban đêm và 2 hoặc 3 giấc ngắn vào ban ngày. Có một vài nguyên nhân khiến bé con khó ngủ trong giai đoạn này như bé muốn được cho ăn hoặc đung đưa để vào giấc.

Trẻ cần được huấn luyện về giấc ngủ
Trẻ cần được huấn luyện về giấc ngủ

Cách giải quyết: Mẹ có thể bắt đầy thay đổi thói quen trước khi ngủ cho bé. Nếu bé phụ thuộc vào bình sữa hoặc bú mẹ đẻ ngủ thì mẹ có thể lên lịch cho lần bú cuối cùng trước giờ đi ngủ hoặc giờ ngủ trưa bình thường của bé trước 30 phút. Thời gian đầu bé có thể quấy khóc đòi mẹ nhưng bé có thể tự an ủi bản thân bằng cách mút ngón tay hoặc ngậm ti giả. Khi bé quen với việc tự an ủi bản thân thì chỉ cần một câu nói nhẹ nhàng của mẹ, một cái vuốt ve cũng có thể khiến bé ngủ dễ dàng.

Tầm 9 tháng tuổi, ban đêm giấc ngủ của bé sẽ khéo dài từ 10 – 12 tiếng và chỉ ngủ khoảng 2 giấc vào ban ngày. Đến khi bé được 1 tuổi bé có thể có dấu hiệu sẵn sàng bỏ giấc ngủ trưa để vui đùa. Việc bỏ ngủ trưa ở trẻ con thường xảy ra đối với hầu hết trẻ sơ sinh vào tháng thứ 14 đến 16.

Một vài nguyên nhân khác khiến trẻ bứt rứt khó ngủ

Ngoài các nguyên nhân do thói quen về giấc ngủ thì còn một vài nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, bứt rứt mà mẹ có thể lưu tâm:

  • Bé bú quá no hoặc chưa đủ no cũng khiến bé khó đi vào giấc.
  • Từ khoảng 6 tháng tuổi trở đi cho đến khi biết lật, bò thì thế giới đối với bé vô cùng mới lạ khiến cho bé dễ bị xao nhãng và khó ngủ hơn.
  • Do nguyên nhân bệnh lý như: còi xương hay thiếu canxi. Việc thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm, magie hay sắt khiến cho trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Trẻ bị cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, mũi họng khiến trẻ không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng.
  • Trẻ khó chịu với loại bỉm mà mẹ cho bé dùng.
  •  Trẻ bị các bệnh ngoài da khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Khi trẻ biết bò, đi có thể tự động muốn bỏ qua giấc ngủ trưa
Khi trẻ biết bò, đi có thể tự động muốn bỏ qua giấc ngủ trưa

Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao? Gợi ý cho mẹ kinh nghiệm ru ngủ cho bé

Hiểu giấc ngủ của bé thông qua độ tuổi mẹ sẽ biết được nguyên nhân tại sao bé bứt rứt khó ngủ, từ đó mẹ có thể điều chỉnh cách làm hoặc chữa trị kịp thời cho bé nếu giấc ngủ của bé liên quan đến bệnh lý.

  • Huấn luyện giấc ngủ cho bé bằng việc hình thành nhịp sinh học hợp lý cho trẻ bằng cách duy trì thời gian ngủ và thức dậy đều đặn hàng ngày.
  • Trước khi ngủ mẹ không nên cho bé vận động quá nhiều hoặc ăn quá no.
  • Tìm hiểu tình trạng, nguyên nhân tại sao bé khó ngủ. Nếu bé khó ngủ do các nguyên nhân bệnh lý mẹ cần điều trị kịp thời.
  • Khi trẻ được 1 tuổi, mẹ có thể cho bé chọn búp bê hoặc thú nhồi bông để làm vật đồng hành khi ngủ của bé.
Trẻ sơ sinh khó ngủ mẹ cần phải làm gì
Trẻ sơ sinh khó ngủ mẹ cần phải làm gì

Trẻ sơ sinh khó ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau và tuỳ theo từng nguyên nhân mà bé có những biểu hiện như trằn trọc, trở mình hoặc hay quấy khóc. Mẹ có thể theo dõi và tìm cách khắc phục để giúp cho giấc ngủ của bé an yên hơn cũng là giúp bản thân đỡ được sự vất vả của những ngày tháng chăm bé.

Xem thêm: