fbpx
Diep An Nhi

Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào?

12/03/2021 68 Xem

Việc tiêm chủng vacxin là rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Tiêm chủng vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Vậy trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng Diệp An Nhi tìm hiểu về các loại vacxin cần thiết nhất đối với trẻ em.

Vì sao cần tiêm chủng vacxin cho trẻ em?

Vacxin là một thành tựu Y học vĩ đại của nhân loại sau khi được nhà khoa học Jenner phát minh vào năm 1796. Vacxin được ra đời như một loại vũ khí đặc biệt của con người để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 

Về bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vacxin kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay trên thế giới đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vacxin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ phổ cập sử dụng vacxin cho người dân. Việc tiêm chủng có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội.

Vì sao cần tiêm chủng vacxin cho trẻ em?
Vì sao cần tiêm chủng vacxin cho trẻ em?

Tiêm chủng vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.

Việc tiêm phòng ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 2 năm đầu đời của trẻ. Nếu không tiêm chủng đầy đủ cho trẻ hoặc tiêm chủng muộn sẽ dẫn đến nguy cơ bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ. Có rất nhiều trường hợp nhiều nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng như sởi, bạch hầu, viêm não Nhật Bản… khiến nhiều trẻ em bị cướp đi tính mạng.

Nếu trẻ em không được tiêm chủng đủ và tiêm chủng sớm thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại rất cao, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe của trẻ em cũng như cả cộng đồng.

Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào?

“Trẻ em nên tiêm phòng những gì?” là câu hỏi được nhiều phụ huynh đưa ra. Có 12 loại vacxin cần được tiêm chủng đối với trẻ như sau:

Vacxin Viêm gan B

Tiêm chủng vacxin viêm gan B cần được thực hiện cho trẻ trong 24 giờ sau sinh nhằm mục đích phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Thực hiện tiêm vacxin viêm gan B càng sớm thì hiệu quả càng cao, hiệu quả phòng ngừa bệnh sẽ giảm dần theo từng ngày và không đạt được hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày.

Vacxin DTaP

Đây là loại vacxin 3 trong 1 nhằm giúp cha mẹ giảm bớt được việc tiêm phòng cho con nhiều lần. Vacxin DTaP giúp bảo mẹ trẻ khỏi 3 loại bệnh nguy hiểm là bạch hầu, uốn ván và ho gà. 

Việc tiêm phòng ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt
Việc tiêm phòng ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt

Vacxin MMR

Đây cũng là loại vacxin 3 trong 1 có bản chất chứa virus sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa cả 3 loại bệnh là sởi, quai bị, rubella bằng cách tạo kháng thể chống lại virus.

Vacxin thủy đậu

Vacxin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Thời gian miễn dịch của vacxin thủy đậu kéo dài trung bình là 15 năm. Sau khoảng thời gian này có thể tiêm nhắc lại vacxin để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả hơn.

Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B (Hib) là một bệnh gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Vì vậy, cha mẹ cần thực hiện tiêm phòng sớm cho con để tránh các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm nắp thanh môn, và viêm khớp.

Vacxin bại liệt (IPV)

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm rất cao do poliovirus tấn công hệ thần kinh. Trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng nhiễm loại virus này cao hơn bất kỳ nhóm nào khác. Các thử nghiệm vacxin IPV cho thấy mức độ ổn định huyết thanh cao hơn 90% so với cả 3 loại poliovirus sau một lần tiêm và 100% sao hai lần tiêm lại.

Vacxin phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Phế cầu là loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi, viêm màng não và những bệnh nhiễm trùng khác. Chủng ngừa chống phế cầu là một phần của chương trình chủng ngừa thường quy cho trẻ em. Lịch tiêm chủng gồm 3 mũi thường tiêm vào lúc trẻ 2 tháng, 4 tháng và khoảng giữa 12-13 tháng tuổi.

Việc tiêm phòng ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt
Việc tiêm phòng ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt

Vacxin cúm

Nhiều cha mẹ thường đặt ra câu hỏi “Trẻ em có nên tiêm phòng cúm không?” thì câu trả lời là có. Cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm phổi và có khả năng làm người mắc bệnh dẫn đến tử vong, Sử dụng vacxin phòng cúm làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong liên quan tới cúm ở trẻ em.

Vacxin Virus Rota (RV)

Vacxin Rota là một trong những loại vacxin chủng ngừa tiêu chảy do rotavirus hàng đầu hiện nay. Trẻ sơ sinh trên 7.5 tháng tuổi có thể sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do virus Rota.

Vacxin Viêm gan A

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 90% trẻ em nhiễm HAV (virus viêm gan A) trước 10 tuổi. Để phòng tránh mắc bệnh viêm gan A ngoài thực hiện những biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh cá nhân, nấu chín thức ăn, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh thì cần phải chủ động tiêm vacxin viêm gan A nhằm giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Vacxin Viêm màng não (MCV4)

Viêm màng não là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể để lại di chứng thần kinh hết sức nặng nề, đặc biệt đối với trẻ em. Cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm theo đúng liệu trình sẽ giúp bảo vệ tối đa căn bệnh nguy hiểm này cho trẻ.

Vacxin Human papillomavirus (HPV)

Human papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường tình dục. Phác đồ tiêm ngừa cho bé gái trong độ tuổi từ 9-14 là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6-12 tháng.

Việc tiêm phòng ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt
Việc tiêm phòng ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt

Những lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ em

Cần theo dõi trẻ tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như nôn, trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, sự tỉnh táo, da toàn thân và vết tiêm của trẻ trong 24-28 tiếng sau khi tiêm để nhận biết nhanh các phản ứng của trẻ đối với vacxin.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường với liều phù hợp cân nặng của trẻ.

Nếu vết tiêm sưng, đỏ có thể chườm lạnh để giúp giảm đau, giảm sưng cho trẻ. Tránh chạm vào vết tiêm để không gây khả năng nhiễm trùng.

Việc tiêm phòng vacxin cho trẻ em là vô cùng cần thiết. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bậc phụ huynh về “Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào?”.

Xem thêm: