Bệnh zona thần kinh là một trong những bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé không biết trẻ bị zona kiêng gì để mau khỏi bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Diệp An Nhi tìm hiểu nhé!
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị zona kiêng những gì?” thì chúng ta hãy cùng nói qua về bệnh zona thần kinh.
Trong cuốn “Hướng dẫn và điều trị các bệnh da liễu” do Bộ Y tế ban hành đã nêu rõ: “Bệnh zona (hay herpes zoster) là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster – virus gây nên bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên”.
Thực chất, ở người đã mắc thủy đậu, ngay cả khi khỏi bệnh, ở dưới hạch thần kinh vẫn còn tồn tại một số virus. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các virus này sẽ tái hoạt, nhân lên, lan truyền và làm tổn thương đến niêm mạc, da, hình thành bệnh zona thần kinh.
Cơ chế hoạt động của virus varicella-zoster đó là xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ gây ra các vết loét gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi bệnh thủy đậu được chữa khỏi, virus sẽ không biến mất mà tiếp tục sống trong cơ thể người bệnh ở các tế bào thần kinh dưới dạng không hoạt động. Nhiều năm sau đó nó sẽ hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona.
Đa số những người trưởng thành sẽ có ít nhất một lần trong đời mắc bệnh thủy đậu. Vì vậy trường hợp virus varicella-zoster tồn tại trong cơ thể sau nhiều năm cũng khá phổ biến. Nhưng không phải trường hợp nào virus này cũng tái hoạt động và gây bệnh.
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị zona thần kinh bao gồm:
– Da nổi ban đỏ, hình thành các đám mụn nước, bọng nước tập trung thành từng chùm, dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên.
– Lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau đục, hóa mủ, dần dần vỡ đóng vảy tiết giống như bị hắc lào.
– Cảm giác ngứa, đau rát bỏng, âm ỉ, đau như kim châm, giật giật từng cơn ở vùng da nhiễm bệnh.
– Ngoài ra: Trẻ sẽ cảm thấy nhức đầu, khó chịu, sợ ánh sáng, rối loạn bài tiết mồ hôi.
Những vị trí tổn thương thường gặp: Liên sườn, ngực bụng, cổ, cổ cánh tay, gáy, hông, bụng, bẹn, xương cùng, đùi,…
Trẻ bị zona thần kinh không thể trực tiếp lây bệnh cho người khác. Chỉ khi tiếp xúc với những bọng nước, mụn nước có chứa virus Varicella zoster sẽ có khả năng bị lây bệnh. Khi người tiếp xúc chưa được tiêm phòng vaccine hoặc từng mắc thủy đậu sẽ có nguy cơ bị thủy đậu. Khi thủy đậu được chữa khỏi virus vẫn ở trong cơ thể thì người đó sẽ có thể bị zona.
Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, nó có thể lây lan trong gia đình, những người sinh hoạt chung với người bị bệnh. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa rất dễ bị zona. Bệnh sẽ phát triển và kết thúc sau 2-3 tuần.
Đối với những người đã được tiêm phòng vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh khi hệ miễn dịch của cơ thể không bền vững. Đặc biệt là khi ở chung với người bệnh và có những tiếp xúc thông thường như dùng chung khăn tắm, khăn mặt với họ.
Bé bị zona kiêng gì để bệnh không trở nên nặng và để lại các biến chứng xấu cho sức khỏe? Để tránh cho trẻ lây lan bệnh cho những người xung quanh và bệnh tiến triển tốt hơn, cha mẹ cần lưu ý:
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo bài viết Trẻ bị zona bôi thuốc gì để có thêm kiến thức chăm sóc cho bé khi mắc bệnh.
Trên đây là bài viết cung cấp những kiến thức cần thiết cho các cha mẹ có thắc mắc “Trẻ bị zona kiêng gì?”. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích tới cho cha mẹ.