Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì nhanh khỏi? Ngoài các loại sữa tắm trị viêm da cơ địa hoặc các loại thuốc đặc trị thì tắm lá cũng là biện pháp dân gian được nhiều mẹ lựa chọn. Mách nước cho mẹ 7 loại lá hiệu quả cho trẻ bị viêm da cơ địa. Theo dõi ngay nhé!
Trước khi tìm hiểu về các loại lá tắm trị viêm da cơ địa thì mẹ nên lưu ý một vài điểm:
Bảng tổng hợp các loại lá tắm trị viêm da cơ địa cho trẻ:
Tên cây | Công dụng |
Lá trầu không | tiêu viêm, kháng khuẩn |
Lá ổi | chống viêm, chống nhiễm trùng |
Cây đơn tướng quân | tiêu độc, chống dị ứng, kháng khuẩn mạnh |
Trà xanh | trị mụn nhọt, rôm sảy |
Khế | điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa |
Ngải cứu | diệt khuẩn, làm dịu da và các nốt mẩn đỏ |
Diếp cá | kháng viêm, làm mát |
Đi tìm loại nước lá tắm cho bé, mẹ lưu ngay danh sách 7 loại lá với những công dụng tuyệt vời dưới đây:
Trẻ bị viêm da cơ địa tắm nước lá trầu không giúp kháng khuẩn, phục hồi nhanh chóng. Trầu không mang đặc tính nóng ấm, vị hăng cay. Ngoài ra trong bảng thành phần của trầu không còn chứa các hoạt chất như Estragol, Betel Phenol, Hydroxychavicol, Diastase, Chavicol…. Các hoạt chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ da trước tác nhân gây viêm nhiễm ngoài da.
Mẹ có thể vò nát lá trầu không hoà vào nước sôi hoặc đun trực tiếp để nấu nước tắm cho con. Mẹ cũng có thể dùng bã lá trầu không chà nhẹ nên vùng da ngứa mà không hở của bé để nâng cao hiệu quả điều trị. Thực hiện mỗi ngày 1 lần và nên ngâm rửa vào buổi tối để giảm ngứa và cũng có thể cải thiện giấc ngủ cho bé tốt hơn.
Lá ổi có vị đắng, tính ấm, có khả năng tiêu thũng, giải độc, se niêm mạc, hỗ trợ làm lành vết thương. Trong lá ổi cũng chứa hoạt chất giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ cho điều trị ngứa ngáy do viêm da cơ địa. Ngoài ra trong lá ổi chứa thành phần chống oxy hoá giúp cải thiện thương tổn do bệnh mang lại, cho da khoẻ mạnh.
Lá ổi là một loại lá tắm chữa viêm da cơ địa rất tốt mà mẹ có thể tin dùng. Tắm bằng nước lá ổi nấu đun sôi tầm khoảng 15 – 20 phút. Dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da bị ngứa, không chà lên vùng có vết thương hở. Tắm vào buổi tối để có được công dụng tốt. Mẹ nên rửa sạch sẽ lá ổi trước khi đun nước tắm cho bé.
Cây đơn tướng quân còn có tên gọi khác là lá cây khôi, khôi nhung, khôi tía theo từng địa phương. Cây đơn tướng quân có khả năng tiêu độc, chống dị ứng, kháng khuẩn mạnh nên dân gian thường lưu truyền bài thuốc tắm nước lá loại cây này.
Nếu các bà, mẹ có thể kiếm được cây đơn tướng quân có thể chỉ cần dùng 1 nắm lá tươi, vò sạch đun, pha với 5 lít nước tắm hằng ngày cho bé. Tắm mỗi ngày 1 lần và chỉ khoảng 3 – 4 ngày liên tục là thấy được hiệu quả của loại lá này.
Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Trong lá chà xanh có chứa Theanine và tinh chất EGCG giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Ngoài giúp giảm ngứa ngáy cho bé bị viêm da cơ địa trà xanh cũng giúp giảm ngứa cho các hiện tượng mụn nhọt, rôm sảy.
Mẹ lưu ý nên nấu nước lá trà xanh bằng các lá già. Rửa sạch trước khi nấu cho bé. Dừng tắm nước lá khi cảm thấy tình trạng ngứa ngáy của bé được cải thiện. Mẹ có thể thay thế việc đun nước tắm bằng cách sử dụng Diệp An Nhi – nước tắm thảo dược chứa dịch chiết chè xanh.
Lá khế chua có tác dụng thanh nhiệt – giải độc tốt cho bé bị viêm da cơ địa. Lá khế cũng là loại lá được dùng phổ biến cho các bệnh về ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa. mề đay…Lá khế chứa các hoạt chất có ích như: sắt, kẽm, magie, vitamin C,… và các chất chống oxy hóa.
Mẹ có thể đun nước tắm cho bé từ 3 – 5 lần để giảm triệu chứng ngứa ngáy cho bé. Mẹ có thể tắm vào buổi tối để bé ngủ ngon hơn. Lau khô người và mặc ấm cho bé ngay sau khi tắm xong.
Từ xưa đến ngay ngải cứu luôn là cây thuốc nam được người Việt tin dùng. Ngải cứu chữa cảm lạnh, thiếu máu, giảm đau bụng do đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đối với trẻ em thì ngải cứu cũng có công dụng trị mẩn ngứa, giảm các nốt mẩn đỏ do viêm da cơ địa và các bệnh về da của trẻ.
Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Nên tắm ngải cứu bởi vì trong ngải cứu chứa glucose, chlorophyll, axit malic, vitamin B và vitamin C, chống nhiễm khuẩn rất tốt. Ngải cứu cũng có tác dụng diệt khuẩn, giúp làm dịu da, các nốt mẩn đỏ do sốt phát ban rất an toàn cho da nhạy cảm của bé. Lưu ý mẹ nên tắm tráng cho bé sau khi tắm bằng nước lá ngải cứu. Nên cho một vài hạt muối khi đun nước tắm cho bé.
Ngoài các loại lá trên thì tắm lá diếp cá cho trẻ bị viêm da cơ địa cũng được nhiều người mách tai nhau. Lá diếp cá có tác dụng trong việc việc thanh nhiệt, giải độc, lợi thiểu, sát trùng, tiêu thũng, được sử dụng điều trị ung thũng, trĩ và vết lở loét. Bé bị viêm da cơ địa có thể tắm bằng nước lá diếp cá sẽ giảm tình trạng nổi mụn, lở loét, chữa rôm sảy, mẩn ngứa đặc biệt hiệu quả vào mùa hè.
Lưu ý mẹ không dùng nước lá diếp cá tắm cho bé dưới 6 tháng tuổi. Không dùng liên tục để tắm cho bé vì diếp cá có tính hàn.
Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Hy vọng 7 loại lá mà Diệp An Nhi vừa gợi ý trên đây có thể giúp các mẹ. Đối với các mẹ ở thành phố, việc tìm kiếm các loại lá này khá vất vả thì có thể sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi như biện pháp thay thế an toàn lại có hiệu quả nhanh hơn. Chia sẻ cảm nhận ngay dưới bình luận nếu mẹ đang sử dụng sản phẩm Diệp An Nhi nhé!
Xem thêm: Nguyên nhân viêm da cơ địa