Dị ứng sữa ở trẻ có nhiều biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Tùy thuộc vào cơ địa của bé mà bệnh có biểu hiện nhẹ hay nặng, ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay, đau họng. Vậy làm thế nào để nhận biết được trẻ có đang bị dị ứng sữa hay không? Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
Đây là phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ, cụ thể là protein trong sữa. Khi trẻ uống sữa hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây ra nhiều biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ.
Thông thường trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê. Cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu các protein có trong sữa công thức nên trẻ có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng.
Theo thống kê cho rằng, có từ 10-30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa công thức. Từ 1 tuổi trở lên tình trạng trẻ dị ứng sẽ giảm xuống dần. 3 tuổi trở lên thì có đến 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa nữa. Tuy nhiên thì vẫn có một số trẻ bị dị ứng với sữa suốt đời tùy theo cơ địa.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh. Nhưng nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ bị dị ứng sữa công thức có thể là do di truyền từ bố mẹ.
Nếu bố mẹ từng dị ứng với sữa bột lúc còn nhỏ thì 50-80% cơ hội trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự.
Cách xuất hiện các bệnh dị ứng còn phụ thuộc vào môi trường sống, cơ địa, và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.
Biểu hiện của dị ứng sữa thường có nhiều triệu chứng và các triệu chứng sẽ tăng lên nếu trẻ không ngày sử dụng loại sữa gây kích ứng.
Biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ngay trong lần đầu tiên sau khi trẻ uống sữa. Các bé được bú sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có các thành phần từ sữa.
Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một vài trường hợp chỉ có biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận cơ thể như nổi mề đay, đau họng.
Trường hợp nặng trẻ có thể bị sốc phản vệ với các dấu hiệu co giật, đau bụng dữ dội, tím tái, cơ thể hoặc chân tay mềm nhũn, hôn mê bất tỉnh. Đây là những dấu hiệu có thể đe dọa tính mạng nên bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị kịp thời.
Nếu trẻ có phản ứng với sữa công thức mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa trẻ mẫn cảm thì nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
Nếu trong trường hợp mẹ không có sữa thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức: Tuy nhiên cần cho trẻ bú từng chút một để xem phản ứng của trẻ có bị dị ứng với loại sữa đó không.Nếu thấy an toàn thì mẹ có thể điều chỉnh tăng dần lượng sữa ở những lần bú tiếp theo.
Ngoài ra, bố mẹ có thể đưa trẻ đi tầm soát dị ứng bằng cách test lấy da và xét nghiệm máu.
Việc không phát hiện tình trạng dị ứng sữa ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, sức khỏe lâu dài của trẻ.