fbpx
Diep An Nhi

Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? 3 bước xử trí

28/05/2021 43 Xem

Da của trẻ sơ sinh mỏng hơn da người lớn đến 5 lần. Vì thế mà da bé cũng dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng gây nên các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ như rôm sảy, chàm, viêm da cơ địa hay dị ứng mẩn ngứa. Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm cách khắc phục ngay cho bé yêu của bạn.

1. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng mẩn ngứa

Mẩn ngứa nổi mề đay là một trong những phản ứng của cơ thể đối với phản ứng dị ứng hoặc viêm nhiễm. Khi các tế bào cảm nhận được thứ gì đó gây khó chịu, chúng sẽ giải phóng histamine hóa học. Điều đó làm cho các mạch máu dưới da bị rò rỉ, tạo ra những vết sưng đỏ rõ rệt. Trẻ nhỏ bị dị ứng mẩn ngứa vô cùng dễ dàng bởi nhiều chất kích thích.

Trẻ bị mẩn ngứa do côn trùng cắn
Trẻ bị mẩn ngứa do côn trùng cắn

Những nguy cơ khiến em bé bị dị ứng da bao gồm:

  • Thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm có chất dễ gây dị ứng như đậu phộng, lòng trắng trứng, sữa, các động vật có vỏ như tôm, cua hoặc các loại trái cây như đào.
  • Dị ứng mẩn ngứa do lông động vật, phấn hoa.
  • Nhiễm virus
  • Ong đốt hoặc bị côn trùng cắn
  • Cháy nắng hoặc nhiễm lạnh
  • Gãi
  • Tiếp xúc với các loại hoá chất: nước xả vải, bột giặt, nước hoa, nước lau sàn, nước rửa bát
  • Dị ứng với thuốc hoặc các thành phần có trong thuốc
Mẩn ngứa do muỗi đốt
Mẩn ngứa do muỗi đốt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên dị ứng mẩn ngứa hay nổi mày đay nên việc tìm ra thủ phạm gây nên tình trạng này ở bé không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trên thực tế có khoảng một nửa các trường hợp không xác định được nguyên nhân. Ngứa và phát ban có xu hướng hình thành trong vòng một vài phút đến hai giờ sau khi tiếp xúc với các chất kích thích gây khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh, những lần đầu tiếp xúc mẹ có thể xác định được liệu bé có bị dị ứng hay không. Hoặc đôi khi các triệu chứng của trẻ cũng có thể giúp mẹ tìm ra được nguyên nhân.

2. 3 bước xử trí khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa

Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Mẹ cần làm theo 3 bước sau đây để có được sự điều trị tốt nhất cho bé:

  • Bước 1:  Xác định tại sao trẻ bị dị ứng mẩn ngứa
  • Bước 2: Loại bỏ tác nhân gây dị ứng mẩn ngứa cho trẻ
  • Bước 3: Xác định xem tình trạng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ để tìm ra được phương án thích hợp

Trẻ bị mẩn ngứa, dị ứng thì mẹ cần phải xác định nguyên nhân tại sao, nếu không xác định được nguyên nhân thì mẹ nên làm các biện pháp khắc phụ để giảm ngứa tại nhà để tránh bé gãi gây nên bội nhiễm, nhiễm trùng trên da.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng mẩn ngứa có thể là do thời tiết hoặc do mắc bệnh ngoài da
Trẻ sơ sinh bị dị ứng mẩn ngứa có thể là do thời tiết hoặc do mắc bệnh ngoài da

3. Các biện pháp khắc phục tạm thời tại nhà khi trẻ bị ngứa 

Nhiều trường hợp nhẹ mẩn ngứa, nổi mề đay sẽ tự khỏi trong vài ngày có khi là vài giờ. Nếu bé không bị quá ngứa và cảm thấy không quá khó chịu thì cũng không cần điều trị. Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, thuốc kháng sinh histamine có thể là lựa chọn tốt giúp bé yêu cảm thấy dễ chịu hơn.

Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?
Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?

Khi sử dụng kháng sinh cho bé mẹ nhớ cần phải tham khảo trước với bác sĩ của con để có được liều lượng phù hợp dựa trên tuổi, cân nặng và chiều cao. Ngoài ra có một số biện pháp khắc phục tại nhà tạm thời để giảm bớt cơn ngứa khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa:

  • Chườm mát: Nhúng khăn vào nước mát và đắp trực tiếp nên vùng da dị ứng, nổi mề đay làm dịu cơn ngứa và khó chịu.
  • Tắm bằng bột yến mạch ấm: Rắc bột yến mạch dạng keo vào bồn tắm của trẻ để giảm ngứa, chỉ nên tắm trong 10 phút hoặc ít hơn.
  • Cắt móng tay, đeo găng cho bé để bé tránh gãi gây nên bị sẩn, mẩn và xước da.
  • Mặc cho bé trang phục thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi
  • Nếu bé nhạy cảm với nhiệt độ hãy để bé được nằm trong nơi có nhiệt độ thoải mái nhất. Bé bị dị ứng khi bị lạnh thì nên mặc áo ấm cho trẻ trước khi đi ra ngoài.

Gọi cho bác sĩ trong trường hợp bé bị dị ứng mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng:

  • Bé dị ứng có kèm theo các triệu chứng như khó thở. Đây là một trường hợp khẩn cấp, cần đưa bé ngay đến bệnh viện.

  • Kèm theo thở khò khè, ngất xỉu hoặc thay đổi huyết áp. Đây là những dấu hiệu của sốc phản vệ cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

  • Ho khan kèm theo sốt hoặc các triệu chứng giống cúm khác. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

  • Kèm thêm nôn mửa

  • Nổi mẩn trên toàn bộ cơ thể

  • Kéo dài trong vài ngày

  • Ngay sau khi bé được ăn một loại thực phẩm mới

  • Dị ứng liên tục, thường xuyên

Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Trẻ bị nổi mẩn ngứa có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Mẩn ngứa, dị ứng kéo dài vài tuần hoặc tái phát thường xuyên có thể cần nhiều xét nghiệm hơn để có thể chẩn đoán nguyên nhân. Bác sĩ có thể đề nghị trẻ được xét nghiệm máu hoặc yêu cầu bạn theo dõi mức độ phơi nhiễm của trẻ với các chất gây dị ứng bên ngoài.

Xem thêm: