[Mới nhất 2023] Tổng hợp cách chữa nấm lưỡi tại nhà an toàn, hiệu quả, chi phí
17/01/202325 Xem
Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là nấm lưỡi. Nấm lưỡi làm trẻ khó chịu, quấy khóc, dễ nôn trớ khi ăn. Đây là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phiền lòng, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về những mẹo chữa nấm lưỡi tại nhà an toàn, hiệu quả, chi phí qua bài viết dưới đây.
4 cách chữa nấm miệng tại nhà an toàn, hiệu quả được nhiều mẹ bỉm tin dùng
Để chữa nấm lưỡi hiệu quả cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo 4 phương pháp rơ lưỡi dân gian kết hợp sử dụng các dụng cụ y tế sau đây.
Rơ lưỡi bằng rau ngót
Rau ngót là loại rau quen thuộc giàu dinh dưỡng như Canxi, photpho, Vitamin A, C hay các Acid amin mà bạn có thể tìm thấy dễ dàng. Vì vậy, loại rau này được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trên mâm cơm của người Việt.
Ngoài cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, rau ngót còn chứa các chất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trị nấm lưỡi hiệu quả cho trẻ sơ sinh.
Cách chữa nấm lưỡi bằng rau ngót
Bước 1: Lấy khoảng 10g rau ngót tươi, rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy phần nước.
Bước 2: Sử dụng một miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay, rồi nhúng vào nước rau ngót vừa giã.
Bước 3: Lau nhẹ quanh vùng miệng nhiễm nấm và lau kỹ ở khoang miệng và lợi của trẻ.
Bạn nên rơ lưỡi bằng nước rau ngót cho trẻ 2-3 lần/ngày, sau khoảng 3 ngày tình trạng nấm lưỡi của trẻ sẽ được cải thiện.
Rơ lưỡi bằng lá trà xanh
Lá trà xanh cũng là một nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng ngăn ngừa nấm lưỡi hiệu quả cho trẻ.
Cách chữa nấm lưỡi bằng lá trà xanh
Bước 1: Đun 2 – 3 lá trà xanh với nước kèm theo một vài hạt muối.
Bước 2: Nhúng đầu ngón tay đã quấn gạc mềm vào nước trà xanh đã để nguội rồi lau nhẹ nhàng lên vùng lưỡi bị nấm.
Duy trì phương pháp rơ lưỡi với lá trà xanh cho trẻ 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả trị nấm lưỡi cho trẻ. Phương pháp rơ lưỡi với nước lá trà xanh chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vì có cafein ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Để khắc phục vấn đề này, gạc rơ lưỡi có tẩm dịch chiết trà xanh hiện nay đã được loại bỏ cafein để đảm bảo an toàn và có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh.
Rơ lưỡi bằng mật ong
Phương pháp rơ lưỡi bằng mật ong là phương pháp được nhiều bà mẹ tin dùng vì mật ngọt làm trẻ dễ chịu, hợp tác khi rơ lưỡi. Ngoài ra trong mật ong còn chứa hàm lượng lớn các chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp ngăn chặn nấm lưỡi.
Bước 2: Trộn nước cọ nhọ nồi với khoảng 1ml mật ong rồi khuấy đều.
Bước 3: Nhúng đầu ngón tay đã quấn gạc mềm vào hỗn hợp rồi lau nhẹ vào các vùng nấm ở miệng của trẻ.
Rơ lưỡi bằng dụng cụ y tế chuyên dụng
Ngoài những phương pháp dân gian trên, bạn có thể tham khảo thêm những vật dụng y tế hỗ trợ rơ lưỡi nhanh, hiệu quả, an toàn cho trẻ mà chúng tôi tổng hợp được sau đây.
Que rơ lưỡi silicon
Que rơ lưỡi silicon là loại rơ lưỡi làm bằng chất liệu silicon mềm, thiết kế xỏ ngón dễ dàng vệ sinh miệng cho trẻ theo các bước sau.
Bước 1: Cho trực tiếp ngón tay trỏ đã vệ sinh sạch vào rơ lưỡi silicon đã tiệt trùng.
Bước 2: Matxa nhẹ nhàng vùng lưỡi để loại bỏ mảng nấm, matxa vùng nướu để kích thích mọc răng cho bé.
Bước 3: Rửa sạch sản phẩm và bảo quản nơi khô ráo.
Gạc rơ lưỡi
Khác với que rơ lưỡi Silicon, gạc rơ lưỡi là sản phẩm dùng một lần giúp vệ sinh hằng ngày làm sạch nướu, răng, lưỡi cho trẻ sơ sinh trở lên. Dùng gạc rơ lưỡi giúp phòng cách bệnh về răng miệng như tưa lưỡi, nấm miệng hay viêm nướu.
Hướng dẫn sử dụng gạc rơ lưỡi
Bước 1: Cho nhẹ ngón tay đã rửa sạch bằng xà phòng vào miệng gac.
Bước 2: Lau nhẹ nhàng lên lưỡi, răng, nướu và 2 bên phần má của bé.
Lưu ý: Sản phẩm sử dụng ngay sau khi mở và chỉ dùng 1 lần.
Bệnh nấm lưỡi có nguy hiểm không?
Trong khoang miệng của mỗi chúng ta đều có một lượng nấm Candida nhất định. Trong điều kiện bình thường, nấm không gây bệnh. Tuy nhiên, khi suy giảm miễn dịch hoặc vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, đặc biệt là trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu.
Khi bị nấm lưỡi, thường xuất hiện những biểu hiện sau:
Xuất hiện những mảng loang lổ màu trắng kem rồi chuyển thành mảng vàng, xanh hoặc đen và có thể xuất hiện hoại tử.
Có cảm giác đau rát khi nuốt nước bọt hoặc ăn những đồ cay nóng.
Xuất hiện cảm giác khó nuốt, khô lưỡi và đôi lúc bị chảy máu lưỡi.
Ngoài ra, nấm lưỡi cũng gây mùi hôi ở miệng, làm mất vị giác khi ăn, ăn không ngon.
Ở trẻ em khi nấm lưỡi, trẻ sẽ bỏ bú, quấy khóc liên tục, đầu lưỡi đỏ và nhiều tưa lưỡi trắng.
Khi trẻ nhiễm nấm lưỡi bú mẹ có thể làm mẹ nhiễm nấm làm cho đầu ti đỏ, ngứa, đau rát mỗi khi cho con bú.
Vì vậy, nấm lưỡi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ và người trưởng thành, làm chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, đau rát, khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, nấm có thể lan ra các vùng khác trong cơ thể như thực quản, khí quản gây viêm phổi hay các bệnh khác.
Trẻ bị nấm miệng cha mẹ cần làm gì?
Khi trẻ xuất hiện nấm lưỡi, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp sau để điều trị:
Áp dụng những phương pháp rơ lưỡi và vệ sinh răng miệng cho trẻ được nêu ở trên.
Vì rơ lưỡi khiến trẻ buồn nôn nên tiến hành lúc đói, dạ dày rỗng.
Khi rơ lưỡi cho bé, không cậy những chấm trắng trên lưỡi vì có thể khiến trẻ đau rát, chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng.
Vệ sinh núm vú và bầu ngực của mẹ trước và sau khi cho con bú bằng nước ấm, sạch.
Bên cạnh đó, nếu triệu chứng nấm lưỡi của trẻ quá nặng cần đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bạn không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có tư vấn từ dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn vì có thể làm nặng thêm tình trạng nấm lưỡi ở trẻ.
Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là những hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh, giúp các bậc phụ huynh nhanh chóng phát hiện con bị nấm lưỡi và có phương pháp xử trí đúng đắn.
Xuất hiện những đốm trắng kem ở trong miệng trẻ
Trẻ bị tưa lưỡi gây sưng, đỏ và đau
Nấm lưỡi có kèm chảy máu
Cách phòng nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Để phòng nấm miệng ở trẻ sơ sinh, các mẹ bỉm có thể tham khảo những lưu ý sau:
Khi thoa thuốc hoặc vệ sinh miệng cho trẻ cần rửa tay bằng xà phòng thật kỹ.
Vệ sinh lưỡi, khoang miệng cho trẻ hằng ngày.
Không hôn lên miệng của trẻ vì rất dễ lây truyền vi khuẩn, nấm từ người lớn sang trẻ.
Bình sữa, núm ti giả, bát ăn, đồ chơi của trẻ cần phải được sát khuẩn thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Làm sạch khoang miệng bằng nước cho trẻ trước và sau khi bú mẹ.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ để kìm hãm sự phát triển của nấm.
Ăn gì cho sạch lưỡi ở trẻ?
Khi bé bị nấm miệng hoặc xuất hiện nhiều mảng trắng ở lưỡi, các bậc phụ huynh có thể bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hằng ngày của trẻ để cải thiện tình trạng trên.
Sữa chua: Giúp cung cấp lợi khuẩn, khôi phục cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, kìm hãm sự phát triển của nấm.
Thực phẩm giàu Vitamin C như cam: Hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, ức chế sự phát triển của nấm lưỡi. Ngoài ra, Vitamin C có bản chất là acid sẽ tăng kích thích tiết nước bọt, giúp rửa trôi vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi, làm sạch lưỡi hiệu quả.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp về nấm lưỡi và phương pháp chữa nấm an toàn, tiết kiệm tại nhà. Mong rằng qua bài viết hữu ích với bạn và gia đình.