Tiêu chí lựa chọn xịt đuổi muỗi côn trùng được chuyên gia khuyến cáo
26/05/202315 Xem
Hiện nay có quá nhiều loại xịt muỗi gây ra những khó khăn cho việc lựa chọn sử dụng cho trẻ. Những tiêu chí nào giúp các mẹ dễ dàng an tâm hơn trong việc lựa chọn sản phẩm xịt đuổi muỗi côn trùng. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Bệnh về muỗi thường gặp và nguy hiểm ẩn sâu
Mọi người đều biết muỗi là một loài động vật hút máu phổ biến ở nhiều quốc gia. Nó là vật trung gian truyền mầm bệnh vào cơ thể con người. Nhưng nếu bị muỗi chích, bạn có thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Sốt xuất huyết: là bệnh do muỗi Aedes aegypti (hay gọi là muỗi vằn) mang virus Dengue đốt. Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, có tới 400 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết mỗi năm.
Sốt rét: Triệu chứng phổ biến của sốt rét là sốt cao và ớn lạnh, kèm theo cảm giác khó chịu toàn thân, đau đầu, tiêu chảy, đau cơ khớp, đau bụng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi,…
Sốt vàng da: Sau khi bị muỗi mang virus sốt vàng đốt sẽ bước vào thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Nhưng có một tỷ lệ rất nhỏ, bước sang giai đoạn tiếp theo, cơn sốt cao bắt đầu quay trở lại và kéo theo hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng, thường gặp nhất là suy gan, thận.
Bệnh do virus Zika: vì muỗi Aedes đốt vào thời điểm ban ngày mang theo virus Zika truyền sang. Ước tính thời gian ủ bệnh từ 3 đến 14 ngày.
Viêm não Nhật Bản: có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 14 ngày. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của viêm não Nhật Bản lên đến 30%. Và trong số người sống sót còn lại, có tới 20 – 30% là bị di chứng vĩnh viễn về trí tuệ, thần kinh và hành vi. Cụ thể như tê liệt, co giật tái phát, mất khả năng nói.
Bệnh sốt Rift Valley là bệnh sốt xuất huyết cấp tính do virus Rift Valley gây ra.
Sốt Chikungunya: là bệnh do muỗi nhiễm virus Chikungunya truyền sang cơ thể người.
Dirofilaria immitis: là bệnh nguy hiểm do muỗi và giun tròn.
Viêm não Murray Valley: do virus gây ra. Đa số người bị nhiễm không cảm thấy gì, còn một số xuất hiện sốt, buồn nôn và nôn, đau đầu, mệt mỏi.
Bệnh nhiễm virus West Nile: có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người trên 50 tuổi, với triệu chứng thường gặp như: tiêu chảy, ho, chán ăn, sốt, phát ban da, đau cơ khớp, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Tiêu chí lựa chọn xịt đuổi muỗi côn trùng được chuyên gia khuyến cáo
Thời gian chống muỗi nhiều giờ
Có thể nói khả năng chống muỗi nhiều giờ là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá xem đâu là loại xịt muỗi tốt nhất dành cho bé. Nhưng các mẹ không nên quá tin tưởng vào thời gian bảo vệ khỏi muỗi được nhà sản xuất ghi trên nhãn.
Nên hỏi ngay kinh nghiệm những người đã sử dụng sản phẩm bạn đang quan tâm hoặc bạn có thể tự mua về sử dụng và tự cảm nhận đánh giá chất lượng sản phẩm.
Thành phần an toàn, lành tính
Theo các chuyên gia, có một số thành phần xịt đuổi muỗi côn trùng được xem là an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ bao gồm:
Dầu đậu nành.
Dầu Neem.
Tinh dầu có nồng độ dưới 2%.
Trên thị trường, có nhiều sản phẩm có thành phần chứa DEET cũng có công dụng đuổi muỗi nhưng không an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ.
Review và feedback từ các mẹ
Lựa chọn các sản phẩm được review nhiều từ các mẹ bỉm đang nuôi con nhỏ, tham gia vào các website hoặc hội nhóm Mẹ bỉm sữa nuôi con, hoặc Chăm sóc con nhỏ … trên facebook để tham khảo các ý kiến từ các mẹ.
Cách sử dụng xịt đuổi muỗi côn trùng đúng cách cho trẻ
Để sử dụng xịt đuổi muỗi côn trùng cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất, người dùng cần dùng sản phẩm đúng cách.
Đầu tiên cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trên bao bì vỏ ngoài.
Trước khi sử dụng sản phẩm cho toàn thân trẻ, nên thử một ít ra vùng da nhỏ ở mặt trong của cánh tay.
Sau khoảng 24 giờ, nếu không xuất hiện bất thường như ngứa, mẩn đỏ, … thì mới sử dụng lên toàn bộ cơ thể.
Không nên xịt trực tiếp lên người vì các phân tử nhỏ có thể bay vào mắt gây kích ứng, hãy xịt ra bàn tay rồi xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi chích cao.
Khi bôi cần tránh các vùng miệng, mũi, mắt và vết thương hở.
Có thể xịt sản phẩm lên quần áo, màn, chăn, chiếu,… để chống muỗi lại gần trẻ.
Chỉ sử dụng sản phẩm khi cần thiết, không nên lạm dụng.