Rất nhiều người mắc sốt xuất huyết lầm tưởng rằng hết sốt, đỡ mệt là khỏi bệnh dẫn đến chủ quan, không tuân thủ điều trị khiến bệnh đột ngột trở nặng. Vậy dấu hiệu nào, khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Bệnh sốt xuất huyết có thể bị lại không? Hãy cùng Diệp An Nhi giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết dưới đây.
Sốt xuất huyết là bệnh gây ra bởi virus Dengue, do muỗi vằn Aedes aegypti lây truyền và có khả năng bùng dịch nhanh chóng, diễn biến nhanh và triệu chứng bệnh sẽ bộc lộ theo từng giai đoạn.
Sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh và qua các giai đoạn sẽ nặng dần lên nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh bị nhiễm virus Dengue trong thời gian ủ bệnh thường vẫn khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng gì.
Trong giai đoạn đầu, chúng ta có thể nhận biết sốt xuất huyết qua các dấu hiệu điển hình như:
Ngoài ra, sốt xuất huyết cũng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban vì có triệu chứng gần giống nhau.
Nhiều người lầm tưởng rằng hết sốt chính là lúc đã khỏi sốt xuất huyết, tuy nhiên đây chỉ là khởi đầu cho giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này.
Những biểu hiện dưới đây là câu trả lời cho thắc mắc khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết.
Nếu trong khoảng 5 đến 7 ngày sau điều trị bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn chứng tỏ cơ thể đã không còn mất nước và đang bước sang giai đoạn hồi phục.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm những xét nghiệm khác để đánh giá chức năng gan, thận, tim mạch sau khi mắc bệnh.
Nếu bạn đang bị sốt xuất huyết ở giai đoạn hồi phục có những chuyển biến tích cực như trên thì hãy cố gắng duy trì chế độ điều trị, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng bình phục.
Thực tế, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3 và DEN – 4. Cả 4 chủng này đều có mặt và lưu hành tại Việt Nam, gây ra sốt xuất huyết với triệu chứng và biến chứng tương tự nhau.
Sau mỗi lần mắc bệnh, cơ thể chỉ tồn tại kháng thể và miễn dịch suốt đời với chủng đó mà vẫn có thể bị sốt xuất huyết do 3 chủng còn lại. Tức là, mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Vì vậy, sốt xuất huyết có thể bị lại và những lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần trước đó.
Để tránh bệnh xảy ra lần thứ 2, bạn nên áp dụng các biện pháp dự phòng. Một số cách như duy trì chế độ sống lành mạnh để nâng cao đề kháng, vệ sinh nơi ở sạch sẽ cũng như tránh đến những nơi ẩm ướt, nhiều muỗi.
Sốt xuất huyết có thể uống được nước dừa. Sốt cao gây mất nước nghiêm trọng kết hợp với nôn nhiều, chán ăn do mệt mỏi khiến người bệnh mất khoáng, thiếu chất dinh dưỡng.
Nước dừa có chứa đến 95.5% là nước còn lại là Vitamin B và C, Carbohydrate, các chất vô cơ như Sắt, Photpho và acid amin. Uống nước dừa giúp bù nước, bù điện giải cho cơ thể, làm tăng thể tích tuần hoàn, bổ sung Vitamin tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng.
Ngoài ra, nước dừa có vị ngọt thanh, thơm mát, dễ uống phù hợp với người mỏi mệt do sốt xuất huyết, hỗ trợ thanh nhiệt, tiêu độc. Đấy là lý do vì sao nước dừa được các chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Ngoài câu hỏi khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết thì vấn đề sốt xuất huyết có bị ngứa không cũng được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.
Bệnh nhân bị nhiễm virus Dengue có thể bị ngứa từ nhẹ đến vừa và nặng. Có những trường hợp bệnh nhân nổi ban ngứa phải thức trắng đêm vì khó chịu. Trong khi đó, có những đối tượng hiện tượng ngứa chỉ xuất hiện sau những đợt sốt.
Dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết là những nốt phát ban đỏ và dày đặc khắp cơ thể. Khi bệnh dần hồi phục, cơ thể tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và các mô da tại vết phát ban đang hồi phục, gây ra hiện tượng ngứa tại các nốt phát ban.
Ngoài ra, virus Dengue có thể phá hủy gan, gây hiện tượng viêm gan cấp khiến bilirubin cao dẫn đến vàng da niêm mạc. Trường hợp này bệnh nhân ngứa do tăng sắc tố mật hoặc sử dụng paracetamol quá liều để hạ sốt. Từ đó, gây suy gan cấp dẫn đến biểu hiện vàng da, vàng củng mạc mắt và ngứa ngáy.
Thông thường, triệu chứng ngứa sẽ hết sau khoảng 2 – 3 ngày, một số trường hợp lâu hơn có thể kéo dài đến 1 hoặc vài tuần. Trong trường hợp ngứa quá nhiều, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
Vậy khi bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, bạn cần lưu ý những điểm sau để cơ thể nhanh chóng hồi phục và hạn chế gặp phải biến chứng:
Không sử dụng phương pháp dân gian như cạo gió, xông hơi để chữa bệnh vì những phương pháp này chưa được chứng minh hiệu quả và có thể làm sốt xuất huyết nặng thêm.
Tránh hạ sốt dồn dập vì sốt do virus nhiệt độ sau khi hạ xong có thể tăng trở lại vì vậy trừ khi sốt quá cao cần tránh sử dụng biện pháp hạ sốt cấp tốc vì có nguy cơ tổn tại các cơ quan khác.
Chú ý theo dõi các triệu chứng bệnh và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi các triệu chứng trở nặng với biểu hiện: chóng mặt, mạch nhanh, yếu, hạ huyết áp nặng,…
Trên đây là những thông tin về chung và dấu hiệu sắp khỏi khỏi sốt xuất huyết mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Mong rằng qua bài viết bạn có thể nhận biết được dấu hiệu khỏi bệnh sốt xuất huyết và chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh đúng cách.