fbpx
Diep An Nhi

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, dấu hiệu

27/05/2021 54 Xem

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ là một tình trạng bệnh mà cha mẹ thường gặp. Sốt phát ban cũng dễ lây lan và có thể để lại biến chứng nếu phụ huynh không chăm sóc đúng cách cho con nhỏ. Cùng Diệp An Nhi tìm hiểu vè bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, cách dấu hiệu bệnh, cách chăm sóc và phòng tránh trong bài viết ngay sau đây:

Sốt phát ban do nguyên nhân nào?

Sốt phát ban là bệnh do lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7.Virus này lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người bị nhiễm bệnh trước đó hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ bị lây nhiễm virus gây nên sốt phát ban. Đối với trẻ nhỏ dễ bị nhiễm sốt phát ban ở môi trường lớp học vì dễ tiếp xúc với đồ vật hoặc trẻ khác có virus trong sinh hoạt hằng ngày.

Trẻ nhỏ bị sốt phát ban
Trẻ nhỏ bị sốt phát ban

Trẻ từ 6 tháng tuổi – 36 tháng tuổi dễ bị sốt phát ban cũng là do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn bào thai qua sữa mẹ giảm đi đáng kể. Hệ miễn dịch của con chưa hoàn thiện vì thế trẻ dễ dàng bị virus sốt phát ban tấn công.

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có những biểu hiện như thế nào?

Một vài những biểu hiện, triệu chứng mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận ra là bé đang sốt phát ban:

  • Đau đầu: Bé sẽ đặc biệt đau đầu, đầu hâm hấp nóng. Trẻ sơ sinh sẽ biểu hiện quấy khóc rất nhiều.
  • Sốt: Trẻ sốt cao đột ngột kèm theo các triệu chứng giống như cảm cúm: viêm họng, ho, sổ mũi. Cổ cũng có thể nổi lên các hạch. Sốt kéo dài từ 3 – 5 ngày.
  • Phát ban nổi sau cơn sốt. Da xuất hiện đốm đỏ nhỏ trên khắp cơ thể. Phát ban ở trẻ sẽ lan rộng từ ngực, lưng, quanh bụng, cổ và cánh tay. Phát ban có thể sẽ không xuất hiện ở chân và mặt, chúng thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không khiến trẻ có bất cứ khó chịu nào.
Trẻ sẽ bị nổi ban ở lưng khi bị sốt phát ban
Trẻ sẽ bị nổi ban ở lưng khi bị sốt phát ban

Ngoài da có một vài biểu hiện có thể gặp ở trẻ sơ sinh sốt phát ban:

  • Ho khan
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Tiêu chảy nhẹ, dễ mất nước
  • Mệt mỏi, trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc nhiều.
  • Chán ăn, biếng ăn, ở trẻ sơ sinh có thể bú ít.
  • Mí mắt bị sưng

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Một vài dấu hiệu khi trẻ sốt phát ban rất giống khi trẻ bị lên sởi. Mẹ cần tìm hiểu và phân biệt giữa sởi và sốt phát ban:

Bệnh Giống nhau Khác nhau
Sởi
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C;
  • Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ;
  • Đau đầu, nhức mỏi các cơ bắp;
  • Chán ăn, bỏ bú;
  • Một số bệnh nhi có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.
  • Ban xuất hiện theo trình tự: Bắt đầu ở sau tai, sau đó lan đến mặt, dần xuống ngực, bụng và nổi kín khắp toàn thân;
  • Ban dạng sẩn, gồ lên mặt da;
  • Đôi khi gây ngứa, khó chịu cho người bệnh;
  • Khi lặn sẽ để lại những vết thâm, hay còn gọi là “vằn da hổ”.
Sốt phát ban
  • Phát ban kéo dài từ 1-5 ngày
  • Nốt ban đỏ và sáng;
  • Ban mịn, ít sần sùi trên mặt da;
  • Ban nổi đồng loạt khắp cơ thể;
  • Sau khi lặn thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Cách chăm sóc khi trẻ sốt phát ban tại nhà

4 cách chăm sóc trẻ nhỏ sốt phát ban tại nhà:

  • Khi trẻ bị sốt phát ban, điều mẹ cần làm ngay tức thì là hạ sốt cho trẻ để tránh những biến chứng khi bé bị sốt cao. Bé cần nghỉ ngơi nhiều để làm giảm cơn sốt và đỡ mệt.
  • Bé cần được uống nhiều nước. Mẹ có thể cho bé uống thêm các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin C cho bé nhằm tránh bị mất nước. Nếu bé vẫn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ nên cho bé bú thêm nhiều hơn so với bình thường.
  • Khi tắm, bé cần tắm trong nước ấm. Tắm nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ bắp đau nhức hoặc dùng khăn mát chườm lên đầu có thể làm dịu cảm giác khó chịu khi bị sốt.
  • Bé nên ăn các dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá. Đồng thời thông mũi cho trẻ bằng nước muối loãng hoặc khăn giấy để giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Giảm sốt khi trẻ bị sốt phát ban
Giảm sốt khi trẻ bị sốt phát ban

Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên hoặc từ 3 ​​đến 6 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 39 độ C trở lên.
  • Nhiệt độ liên tục cao (không có dấu hiệu giảm) trong 5 ngày hoặc lâu hơn.
  • Bỏ ăn hoặc bỏ bú
  • Không hạ sốt dù đã dùng thuốc.
  • Có dấu hiệu mất nước – chẳng hạn như tã lót không ướt, mắt trũng sâu và không có nước mắt khi khóc
  • Bị co giật.

Trẻ bị sốt phát ban cần kiêng gì?

Sốt phát ban khác với sốt thông thường thông qua việc da bé nổi lên các ban đỏ. Vì thế nếu trẻ kiêng kem và được chăm sóc phù hợp thì bệnh cũng nhanh lành hơn. Trẻ nhỏ bị sốt phát ban cần kiêng gì? Mẹ có thể lưu ý thêm:

  • Kiêng gãi: Trẻ nổi các ban đỏ trên cơ thể nhưng không gây ngứa. Tuy nhiên việc sốt từng cơn liên tục sẽ khiến cho bé bị khó chịu toàn cơ thể. Cố gắng giữ cho trẻ không gãi để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng da.
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều đạm: Khi trẻ bị sốt phát ban khiến cơ thể bé mệt mỏi. Lúc này bé nên được ăn các thức ăn dễ tiêu hoá như cháo thay vì các thực phẩm nhiều đạm sẽ khiến bé đầy bụng, khó tiêu.
  • Quần áo chật, nóng, làm từ sợi tổng hợp
  • Sử dụng thuốc hạ sốt liên tục: Mẹ cần hỏi ý kiên bác sĩ về liều lượng thuốc hạ sốt trước khi cho bé sử dụng để tránh tình trạng sốc thuốc.
  • Cho trẻ ra ngoài gió, những nơi công cộng: Lúc trẻ bị ốm mệt cần được nghỉ ngơi và tránh những nơi gió to.

Trẻ nhỏ bị sốt phát ban chủ yếu do lây từ môi trường và người có mầm bệnh. Trẻ bị sốt phát ban là một trong những bệnh thường gặp các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Việc cha mẹ cần làm là tăng sức đề kháng cho bé và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Xem thêm: